Theo y học hiện nay, ốm nghén là một trong những biểu hiện của việc mang thai, thai và sự phát triển của thai nhi, biểu hiện đó xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ do thay đổi nội tiết tố. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì ốm nghén có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản hay không?
Mục lục bài viết
1. Ốm nghén có được hưởng bảo hiểm thai sản không?
Theo thống kê hiện nay, có đến 90% phụ nữ Việt Nam khi mang thai đều phải trải qua các cơn buồn nôn, và 1% trong số đó cần phải nhờ đến sự trợ giúp y tế. Theo y học thì ốm nghén là một trong những biểu hiện của việc mang thai trong giai đoạn đầu thai kỳ do sự thay đổi nội tiết tố của người phụ nữ, nhiều người còn có cảm giác chán ăn, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ … dẫn tới trường hợp không đủ sức khỏe để có thể làm việc tại doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó:
– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi người lao động đó thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Được xác định là lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ/người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Đồng thời, người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật;
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con đó đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con trên thực tế;
– Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động, đã chấm dứt hợp đồng làm việc, thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc trước khi nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi, thì vẫn được hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại Điều 34, Điều 36, Điều 38, Điều 39 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
Theo đó thì có thể nói, việc người lao động nghỉ làm với lý do “ốm nghén” thì sẽ không đáp ứng đầy đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm thai sản.
2. Xác định độ tuổi thai kỳ để được hưởng bảo hiểm thai sản như thế nào?
Vấn đề xác định tuổi thai để tính chế độ bảo hiểm thai sản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, cơ sở y tế có thẩm quyền sẽ thực hiện hoạt động xác định tuổi thai để tính bảo hiểm tài sản căn cứ theo quy định tại Quyết định 4128/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”. Theo đó, Quyết định 4128/QĐ-BYT của Bộ Y tế có quy định như sau:
– Tuổi thai sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Trong trường hợp sử dụng biện pháp thụ thai bằng kĩ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung/hoặc thụ thai bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng sẽ được xác định là ngày thứ 14 trước khi tiến hành hoạt động bơm tinh trùng vào buồng tử cung của nữ giới hoặc khi thực hiện thủ tục chuyển phôi vào buồng tử cung của người phụ nữ;
– Trong trường hợp người phụ nữ không nhớ được ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì cơ sở y tế có thể dựa vào kết quả siêu âm để tính tuổi thai;
– Thai đến tháng thứ 07 là khi tuổi thai đủ 28 tuần, tức là đủ 196 ngày.
Theo đó thì có thể nói, để có thể được hưởng chính sách bảo hiểm thai sản, người phụ nữ có thai bắt buộc phải xuất trình kết quả khám thai do cơ sở y tế có chức năng khám thai cùng cấp, trong đó ghi nhận rõ kết quả xác định tuổi thai tại thời điểm khám thai đó, hướng dẫn xác định tuổi thai để tính bảo hiểm thai sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Quyết định 4128/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
3. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 137 của
– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc người lao động đi công tác xa trong những trường hợp sau đây:
+ Người lao động đang mang thai trong thời gian từ tháng thứ 07, hoặc từ tháng thứ 06 trở đi (nếu làm việc tại các vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo);
+ Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp được người lao động đó đồng ý.
– Lao động nữ làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc làm các công việc có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh sản và nuôi con khi đang mang thai, có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn, hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày theo quy định của pháp luật tuy nhiên không bị cắt giảm tiền lương và quyền lợi cho đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
– Người sử dụng lao động không được quyền áp dụng biện pháp kỷ luật sa thải/đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kết hôn, lý do mang thai, người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích hoặc đã chết, hoặc sử dụng người lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong khoảng thời gian người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người lao động đó sẽ được quyền ưu tiên giao kết
– Lao động nữ đang trong thời gian hành kinh thì mỗi ngày người lao động đó sẽ được nghỉ 30 phút, trong khoảng thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người lao động đó mỗi ngày sẽ được nghỉ 60 phút trong giờ làm việc. Thời gian nghỉ vẫn sẽ được hưởng đầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ mang thai, ngoại trừ các trường hợp sau đây:
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, là cá nhân bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết;
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động, hoặc bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thông báo không có người đại diện cho pháp luật hoặc không có người được ủy quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Quyết định 4128/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
THAM KHẢO THÊM: