Ô tô, xe máy đi ngược chiều thì mức phạt là bao nhiêu tiền? Mức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định về giao thông đường bộ.
Hiện nay, tình hình va chạm giao thông, tai nạn giao thông càng ngày càng gia tăng, gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khỏe của người tham gia giao thông, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, có thể thấy, việc gia tăng tai nạn, va chạm giao thông nêu trên, bên cạnh các lý do khách quan như bão, lũ… thì chủ yếu đều xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông, thể hiện ở việc phổ biến tình trạng vi phạm giao thông. Trong đó, hành vi đi ngược chiều là một trong những hành vi mà nhiều người vi phạm. Hiểu rõ về vấn đề này, trong phạm vi bài viết này, đội ngũ luật sư và chuyên gia luật Dương gia sẽ đề cập về hành vi đi ngược chiều, và mức xử phạt đối với hành vi đi ngược chiều của ô tô, xe máy theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay quy định về việc đi ngược chiều và mức xử phạt đối với hành vi đi ngược chiều được áp dụng cho ô tô xe máy được quy định cụ thể tại Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Đi ngược chiều? Hiện nay, trong các văn bản của pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm “đi ngược chiều”. Tuy nhiên, theo quy định của
Khi một cá nhân điều khiển phương tiện giao thông, cụ thể như xe máy, xe ô tô “đi ngược chiều” thì được xác định là đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khi họ không đi đúng chiều đi của mình, không chấp hành biển báo giao thông đường bộ. Trường hợp này, khi ô tô, xe máy “đi ngược chiều” trái quy định, tức là có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển cấm “Đi ngược chiều” thì người điều khiển xe ô tô, xe máy sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại
- Trường hợp xe máy, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy vi phạm.
Khi xe máy, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy mà có hành vi “đi ngược chiều” trái quy định, tức là họ đi xe vào đường mà có biển cấm “đi ngược chiều” hoặc đi theo hướng ngược lại của đường một chiều thì căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 6
Trong đó, xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp mà không bị xử phạt dù có hành vi “đi ngược chiều” trái quy định, theo quy định tại Điều 22
Ví dụ: Một chiếc xe mô tô của Công an đang lưu thông trên đường, đi vào đường ngược chiều có biển cấm “Đi ngược chiều” nhưng có đèn quay phát ánh sáng màu đỏ, gắn ở càng xe phía sau, có cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe, có còi phát tín hiệu ưu tiên. Trường hợp này, có thể thấy, người điều khiển chiếc xe mô tô này mặc dù có hành vi “đi ngược chiều” trái quy định nhưng sẽ không bị xử phạt vì chiếc xe này đang được xác định là xe ưu tiên, đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Ngoài ra, cùng với việc bị xử phạt với mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP nêu trên thì đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe gắn máy thực hiện hành vi “đi ngược chiều” trái quy định, họ còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo quy định tại điểm b, khoản 12 Điều 6 Nghị định này.
Trường hợp “đi ngược chiều” trái quy định mà gây ra tai nạn giao thông thì theo quy định tại điểm c khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe gắn máy sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
- Trường hợp ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm.
Đối với ô tô và các loại xe tương tự ô tô, khi có hành vi “đi ngược chiều” trái quy định, cụ thể thể hiện ở việc đi vào đường có biển cấm “đi ngược chiều” hoặc đi ngược chiều của đường một chiều thì căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô, và các loại xe tương tự ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp hoặc trường hợp đi ngược chiều trên đường cao tốc.
Trong đó, các loại xe ưu tiên dù “đi ngược chiều” trái quy định cũng không bị xử phạt vẫn được xác định theo quy định tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ năm 2008 nêu trên. Ví dụ: một chiếc xe cứu thương nếu đang đi trên đường, có còi hú phát tín hiệu ưu tiên, và có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe thì có thể xác định xe này đang đi thực hiện nhiệm vụ cấp cứu khẩn cấp, sẽ không bị xử phạt dù đi vào đường có biển cấm “Đi ngược chiều”. Nhưng nếu cũng là một chiếc xe cứu thương đang di chuyển trên đường, không có còi phát tín hiệu ưu tiên, đèn trên nóc xe cũng không phát sáng… thì chiếc xe này không được xác định là xe được ưu tiên, nên nếu đi ngược chiều đường của đường một chiều vẫn bị xử phạt như trường hợp xe ô tô thông thường.
Ngoài việc bị phạt tiền với mức tiền phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng được xác định ở trên thì đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi “đi ngược chiều” trái quy định theo điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP được trích dẫn ở trên có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng, trường hợp gây ra tai nạn giao thông bởi hành vi này thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. Nội dung này được quy định tại định tại điểm b, điểm c khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Còn đối với hành vi đi ngược chiều trên đường cao tốc thì căn cứ theo điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt hành chính thì người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự ô tô khi thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 04 đến 06 tháng theo quy định tại điểm đ, khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp vi phạm mà người điều khiển phương tiện ô tô, xe máy có hành vi đi vào đường có biển cấm “đi ngược chiều”, hoặc đi ngược chiều của đường một chiều sẽ bị xử phạt với mức xử phạt khác nhau. Người tham gia giao thông cần dựa vào từng trường hợp vi phạm để có sự xác định cụ thể.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hỏi về điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền
- 2 2. Phạt hành chính khi đi ngược chiều
- 3 3. Mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe ôtô đi ngược chiều của đường một chiều
- 4 4. Xe máy đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều
- 5 5. Đi ngược chiều bị xử phạt như thế nào?
1. Hỏi về điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền
Theo quy định tại điểm e, khoản 4, Điều 8 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều đường một chiều bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
” 4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
d) Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
Luật sư
đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
e) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. “
2. Phạt hành chính khi đi ngược chiều
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: Ngày 3/11/2013, em đi vào đường một chiều do em chủ quan không để ý. Xin hỏi Luật sư mức phạt của em đối với hành vi này là như thế nào? Căn cứ pháp luật ra sao? Em chân thành cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
c) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;
d) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;
h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
Như vậy, theo quy định tại điểm I, khoản 4 điều 6 của nghị định này thì với lỗi của bạn có thể bị xử phạt từ 200 đến 400 nghìn đồng.
3. Mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe ôtô đi ngược chiều của đường một chiều
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Với hành vi điều khiển ôtô đi ngược chiều của đường một chiều thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt và hình thức xử phạt được quy định tại đâu? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, hành vi điều khiển ôtô đi ngược chiều của đường một chiều được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Nghị định này. Cụ thể, khoản 4 Điều 5 Nghị định này quy định như sau:
“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định;
d) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;
đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;
e) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
g) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
h) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
i) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe, lui xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
k) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng”
Như vậy, với hành vi điều khiển ôtô đi ngược chiều của đường một chiều người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5Nghị định 171/2013/NĐ-CP).
4. Xe máy đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu bị csgt bắt vì lỗi đi ngược chiều có biển cấm đi ngược chiều. Lúc cháu lên đóng phạt thì giam bằng lái cháu 2tháng là có đúng ko ạ? Và nếu bị lỗi vậy cháu phải đóng phạt bn tiền, vì lúc cháu đóng thì người ta bảo về 2tháng sau mới lên đóng.( cháu chạy xe gắn máy ạ)?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
“4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
… “
Đồng thời theo quy định tại điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về hình phạt bổ sung:
“b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Có thể thấy mức xử phạt mà cảnh sát giao thông áp dụng cho bạn trong trường hợp này hoàn toàn đúng so với quy định. Với mức xử phạt từ 3 đến 400.000 đồng thì phải lập biên bản ghi rõ thời điểm vi phạm, hành vi vi phạm và đối tượng vi phạm, và trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập cơ quan công an giao thông phải ra quyết định xử phạt gửi tới bạn để thực hiện việc nộp phạt, căn cứ quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về thời hạn ra quyết định xử phạt:
“1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt thì bạn có trách nhiệm tự nguyện thi hành quyết định này, nếu sau thời gian tự nguyện mà không thực hiện thì có thể bị cưỡng chế nộp phạt chứ không phải qua hai tháng mới tiến hành nộp phạt như bạn nói. Căn cứ quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về thủ tục nộp phạt:
“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
… “
5. Đi ngược chiều bị xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho Mình hỏi mình lái xe đi ngươc chiều bị Cảnh sát giao thông phạt 400 ngàn và tước bằng lái xe trong 2 tháng như vậy là đúng không? Và có cần học lại bằng lái không? Xin mội người cho em ý kiến ạ?
Luật sư tư vấn:
Tại điểm i khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” như sau:
“4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
i. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định”.
Tại điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như sau:
“12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
…
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”
Với lỗi vi phạm tại điểm i khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” sẽ phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Luật sư
Như vậy, trong trường hợp bạn điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trường hợp của bạn, bạn bị tước giấy phép 02 tháng, thì sau 02 tháng bạn sẽ lấy lại được Giấy phép lái xe và bạn không cần học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ.