Ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa tham gia giao thông cần những giấy tờ gì? Người điều khiển ô tô kinh doanh vận tải.
Ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa tham gia giao thông cần những giấy tờ gì? Người điều khiển ô tô kinh doanh vận tải khi tham gia giao thông cần mang những giấy tờ gì?
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật giao thông đường bộ năm 2008;
2. Luật sư tư vấn:
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường sử dụng đa dạng các phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô là được sử dụng phổ biến khi vận chuyển hàng hóa bằng loại hình đường bộ. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm các loại hình kinh doanh: Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải; kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng; kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm; kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ; kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo
Về giấy tờ của phương tiện:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008; Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT để tham gia giao thông đường bộ thì người lái xe ô tô vận chuyển hàng hóa cần phải mang đầy đủ những giấy tờ xe sau:
– Giấy đăng ký xe ô tô.
– Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
– Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có).
Về giấy tờ của chủ phương tiện:
Chủ phương tiện cần phải có: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo ngành nghề cụ thể.
Về giấy tờ của người điều khiển phương tiện:
Đây là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu khi điều khiển phương tiện giao thông để vận chuyển hàng hóa. Ngoài giấy phép lái xe phù hợp với xe đang điều khiển theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 nêu trên thì Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP còn quy định như sau:
“Lái xe kinh doanh vận tải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Phải được đơn vị kinh doanh vận tải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định;
b) Phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế;
c) Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải”.
Căn cứ quy định này người điều khiển xe ô tô vận chuyển hàng hóa còn cần đem theo các loại giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận tập huấn lái xe taxi hoặc giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ tương ứng.
– Giấy chứng nhận sức khoẻ định kỳ đối với người lái xe.
Các loại giấy tờ khác:
Khoản 2 Điều 24 Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ 10% đến 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và từ 5% đến 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Xếp hàng trên nóc thùng xe; xếp hàng vượt quá bề rộng thùng xe; xếp hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;
d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo hợp đồng vận tải hoặc Giấy vận tải theo quy định, trừ xe taxi tải”.
Như vậy, căn cứ theo quy định này, ngoài các loại giấy tờ cần đem theo nêu ở trên thì người lái xe ô tô vận chuyển hàng hóa cần đem theo hợp đồng vận chuyển hoặ
Vậy, khi vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện ô tô thì người điều khiển phương tiện nhớ mang theo những giấy tờ trên để quá trình vận chuyển hàng hóa được thuận lợi, tiết kiệm kinh phí và tiết kiệm thời gian cho khách hàng nói riêng, các nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển nói chung.