Sinh sản vô tính là một quá trình sinh sản trong đó không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Điều này khác với sinh sản hữu tính, trong đó có sự giao phối giữa hai cá thể để tạo ra hợp tử mới. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Ở động vật, hình thức sinh sản vô tính sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ là?
Mục lục bài viết
1. Ở động vật, hình thức sinh sản vô tính sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ là?
Câu hỏi: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ?
A. Nảy chồi.
B. Phân đôi
C. Trinh sinh
D. Phân mảnh.
Lời giải: Phân mảnh tạo ra nhiều cá thể con nhất là vì mỗi mảnh của cơ thể mẹ đều có thể hình thành cơ thể con.
Đáp án: chọn D
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật:
Sinh sản vô tính là một quá trình sinh sản trong đó không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Điều này khác với sinh sản hữu tính, trong đó có sự giao phối giữa hai cá thể để tạo ra hợp tử mới.
Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật có thể bao gồm các quy trình sau:
Phân đôi: Hình thức này xảy ra ở động vật đơn bào. Quá trình phân đôi dựa trên sự phân chia tế bào một cách đơn giản bằng cách tạo ra một eo thắt. Tế bào mẹ sau đó phân chia thành hai phần bằng nhau, mỗi phần sau đó phát triển thành một cá thể mới và hoàn toàn độc lập. Ví dụ, amiba là một loài động vật đơn bào có thể sinh sản bằng phân đôi.
Nảy chồi: Hình thức sinh sản này xảy ra ở một số loài như bọt biển và ruột khoang. Quá trình nảy chồi dựa trên việc phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con. Một phần của cơ thể mẹ sẽ phát triển và rồi tách rời để trở thành một cá thể con mới. Chồi con này sau đó có thể phát triển thành một cá thể độc lập. Ví dụ, loài bọt biển như hydra có thể sinh sản bằng cách nảy chồi.
Phân mảnh: Hình thức này xảy ra ở một số loài như bọt biển và giun dẹp. Quá trình phân mảnh dựa trên việc mảnh vỡ của cơ thể mẹ để tạo ra cơ thể mới. Trong quá trình này, cơ thể mẹ phân cắt thành nhiều mảnh, và mỗi mảnh sẽ lớn lên và phát triển thành một cá thể mới hoàn toàn. Ví dụ, một số loài bọt biển có khả năng sinh sản bằng phân mảnh.
Trinh sản: Hình thức sinh sản này xảy ra ở một số loài như ong kiến và rệp. Trong quá trình trinh sản, tế bào trứng không thụ tinh sẽ phát triển thành một cá thể mới có bộ NST (Nguyên Sinh Thể) đơn bội. Điều này có nghĩa là cá thể mới sẽ có một bộ NST giống hệt bộ NST của cá thể mẹ mà không cần sự giao phối với cá thể đực. Ví dụ, ong mật có thể sinh sản bằng trinh sản.
Tuy các hình thức sinh sản vô tính này có thể dẫn đến sự sao chép gen và thiếu sự đa dạng gen, nhưng chúng cung cấp một cách nhanh chóng để sinh sản và tăng số lượng các cá thể trong một môi trường thuận lợi.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Điều không đúng với sinh sản vô tính ở động vật là
A. cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường
B. đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể
C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn
D. có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường
Đáp án: D
Câu 2. Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể
A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
B. luôn xinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
Đáp án: C
Câu 3. Nguyên tắc của nhân bản vô tính là chuyển nhân của tế bào
A. xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
B. xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
C. xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
D. xôma, kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
Đáp án: B
Câu 4. Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là
A. Nảy chồi
B. Trinh sinh
C. Phân mảnh
D. Phân đôi
Đáp án: D
Câu 5. Hình thức sinh sản vừa có ở động vật không xương sống vừa ở động vật có xương sống là
A. Nảy chồi
B. Trinh sinh
C. Phân mảnh
D. Phân đôi
Đáp án: B
Câu 6. Ở động vật, hình thức sinh sản vô tính sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ là
A. Nảy chồi
B. Trinh sinh
C. Phân mảnh
D. Phân đôi
Đáp án: B
Giải thích: Phân mảnh chỉ khi cơ thể bị chia cắt thành nhiều mảnh và phải có tác động rất lớn.. Còn bình thường tác động của môi trường không tạo ra quá nhiều mảnh được.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
⦁ giun dẹp sinh sản bằng hình thức phân đôi và phân mảnh
⦁ Thủy tức sinh sản bằng hình thức nảy chồi và phân mảnh
⦁ bọt biển sinh sản bằng hình thức nảy chồi và phân mảnh
⦁ Trùng biến hình sinh sản bằng phân đôi
⦁ kiến sinh sản bằng phân đôi và trinh sinh
⦁ ong sinh sản bằng hình thức trinh sinh
Tính đúng (Đ)/sai (S) trong các phát biểu trên là:
A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6Đ
B. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6Đ
C. 1Đ, 2Đ, 3Đ, 4S, 5S, 6Đ
D. 1S, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6Đ
Đáp án: A
Câu 8. Sinh sản vô tính gặp ở
A. nhiều loài động vật có tổ chức thấp
B. hầu hết động vật không xương sống
C. động vật có xương sống
D. động vật đơn bào
Đáp án: A
Câu 9: Những hình thức sinh sản vô tính nào chỉ có ở động không xương sống ?
A. Phân đôi, nảy chồi.
B. Trinh sinh, phân đôi.
C. Trinh sinh, phân mảnh.
D. Phân mảnh, nảy chồi.
Giải thích: Những hình thức sinh sản vô tính chỉ gặp ở động vật không xương sống là phân mảnh và nảy chồi.
Phân đôi gặp ở sinh vật đơn bào
Trinh sinh gặp ở ong, cá, bò sát..
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào?
A. Trinh sinh.
B. Phân mảnh.
C. Nảy chồi.
D. Phân đôi.
Giải thích: Hình thức sinh sản vô tính có cả ở động vật đơn bào và đa bào (giun dẹp) là phân đôi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống ?
A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Trinh sinh.
D. Phân mảnh.
Giải thích: Trinh sinh có ở ong, bò sát, lưỡng cư nên có ở cả ở động không xương sống và có xương sống
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Có bao nhiêu loài sinh vật sau đây có hình thức sinh sản trinh sinh?
(1). Ong. (2). Chuột túi.
(3). Mối. (4). Ếch.
(5). Rệp. (6). Kiến.
(7). Muỗi. (8). Thằn lằn đá.
A. 2
B. 6
C. 4
D. 8
Giải thích: Các loài sinh vật có hình thức sinh sản trinh sinh là: 1, 3, 4, 5, 6, 8
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Kiểu sinh sản nào sau đây bao gồm các kiểu còn lại
A. phân đôi.
B. phân mảnh.
C. nảy chồi.
D. sinh sản vô tính.
Giải thích: Sinh sản vô tính bao gồm các kiểu A, B, C
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Sinh sản vô tính gồm các kiểu?
A. phân đôi, phân mảnh.
B. phân mảnh, nảy chỗi.
C. nảy chồi, trinh sản.
D. Cả A và C.
Giải thích: Những hình thức sinh sản vô tính:
Phân mảnh và nảy chồi chỉ gặp ở động vật không xương sống
Phân đôi gặp ở sinh vật đơn bào
Trinh sinh gặp ở ong, cá, bò sát..
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất ?
A. Phân đôi.
B. Trinh sinh.
C. Nảy chồi
D. Phân mảnh.
Giải thích: Phân đôi là đơn giản nhất vì từ 1 tế bào → 2 tế bào
Đáp án cần chọn là: A
THAM KHẢO THÊM: