Ngày nay, có rất nhiều gia đình chuyển sang sống ở nhà chung cư thay vì sống ở nhà mặt đất và thông thường nhà chung cư sẽ không có không gian rộng rãi, không có sân vườn để tiến hành làm lễ cúng giao thừa ngoài trời. Vậy ở chung cư phải cúng giao thừa như thế nào cho chuẩn? Để giải đáp câu hỏi này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Việc cúng giao thừa có ý nghĩa như thế nào?
Đêm giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Theo truyền thống của dân gian, thì việc cúng giao thừa là một trong những phong tục không thể nào thiếu được trong đêm giao thừa.
Lễ cúng giao thừa còn có tên gọi khác là lễ Trừ Tịch, có ý nghĩa là “tống cựu nghinh tân”, điều này nghĩa là đưa tiễn các vị thần của năm cũ đi và chào đón các vị thần của năm mới đến, cầu mong cho một năm mới bình an, gặp nhiều may mắn, hưng thịnh, sức khoẻ dồi dào và nhiều điều tích cực hơn.
Thông thường lễ cúng giao thừa sẽ được tiến hành vào đúng khoảnh khắc thiêng liêng nhất là khoảng thời gian bước sang năm mới, giờ Tý (tức vào lúc 0 giờ ngày mùng 1 Tết).
Khi cúng giao thừa, mâm cúng giao thừa sẽ thường được phân thành 2 loại đó là: một mâm cúng giao thừa ở trong nhà dành cho ông bà, tổ tiên và mâm cúng ở ngoài trời dành cho các vị thần quan quân cai quản trong một năm.
Trong lễ cúng giao thừa, gia chủ sẽ tiến hành thực hiện nghi thức khấn và sám hối với trời đất, với tổ tiên, mời ông bà, tổ tiên về nhà cùng ăn Tết sum vầy với con cháu đồng thời cầu mong cho sự may mắn, an lành đến với cả gia đình của gia chủ trong năm mới.
2. Ở chung cư phải cúng giao thừa ở đâu?
Ông cha ta thường sẽ tuân thủ theo quy tắc cúng giao thừa ở trong nhà cho tổ tiên và cúng giao thừa ở ngoài trời cho Phán quan. Sở dĩ có điều này là do trước đây, các gia đình có nhiều đất đai, sân vườn do đó việc thực hiện cúng giao thừa theo nghi thức này cũng trở nên đơn giản và dễ dàng thực hiện.
Tuy nhiên, ngày nay nhiều gia đình chuyển sang sống ở trong nhà chung cư thay vì sống ở nhà mặt đất, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Thông thường nhà chung cư sẽ không có không gian rộng rãi và không có sân vườn. Do đó, gia chủ không nhất thiết phải bày mâm cúng giao thừa ở ngoài trời mà nên cúng giao thừa ở trong nhà. Có rất nhiều người vì không muốn làm sai quy tắc của cha ông ta nên đã thực hiện làm lễ cúng giao thừa ở khu vực ban công. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm hoàn toàn không nên theo cách này bởi việc cúng bái ở khu vực ban công sẽ có thể gây ra cháy nổ, ảnh hưởng đến các căn hộ bên cạnh và vi phạm các quy định của chung cư. Việc cúng giao thừa ngoài trời cần phải có một khoảng không gian giữa trời và đất vì thế lễ vật cúng bái cần chuẩn bị gần với mặt đất, nếu cúng giao thừa ở khu vực ban công chung cư thì không gian bày kễ cúng cách nhau ở khoảng cách quá xa nên cũng không thể gọi là cúng giao thừa ngoài trời được.
Nếu gia chủ vẫn muốn làm lễ cúng ngoài trời khi đang ở nhà chung cư thì gia chủ có thể làm lễ cúng giao thừa ở khoảng sân chung để cúng. Việc cúng bái vào đêm giao thừa sẽ thể hiện được sự thành công, sự cung kính của người gia chủ. Chính vì vậy, khi tiến hành làm lễ cúng giao thừa gia chủ nên chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng, chỉn chu để tránh phạm phải những điều tối kỵ.
3. Một số lưu ý khi làm lễ cúng giao thừa ở chung cư:
Thời gian khi làm lễ cúng giao thừa
– Không phải thời điểm nào ở trên thực tế cũng sẽ phù hợp để làm lễ cúng giao thừa. Khi cúng giao thừa bạn nên lựa chọn đúng khung giờ để đảm bảo được sự bình an, may mắn và mang lại hưng thịnh vào nhà.
– Thông thường, lễ cúng giao thừa được tiến hành vào khoảng từ 23 giờ 10 phút chi đến 0 giờ 40 phút của ngày hôm sau. Các chuyên gia phong thuỷ cho rằng, đây chính là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm, khi đất trời giao thoa với nhau, âm dương cùng nhau gặp gỡ để cho vạn vật bắt đầu một chu kỳ của năm mới.
Nơi làm lễ cúng giao thừa
– Theo dân gian, trước hết lễ cúng giao thừa sẽ được tiến hành ở ngoài trời, sau đó mới tiến hành cúng giao thừa ở trong nhà.
– Cúng giao thừa ở ngoài trời nhằm mục đích tế lễ đoàn sứ Phán quan và cúng giao thừa ở trong nhà là để dâng hương lên trên bàn thờ gia tiên, đón ông bà, tổ tiên về sum họp, đón Tết cùng với con cháu.
Người đọc văn khấn giao thừa
– Người chủ của gia đình là người đọc bài văn khấn khi bái cúng giao thừa. Do đây là lễ cúng cầu mong sức khoẻ, tài lộc, sự hưng thịnh cho mọi thành viên trong gia đình do đó, người chủ nhà phải là người thực hiện việc đọc văn khấn.
– Để giúp cho gia chủ tránh phạm phải ngũ phương long mạch linh thần – đất là một trong những điều tối kỵ của người phương Đông, khi đọc văn khấn người gia chủ cần lưu ý một số điểm cần thiết như sau:
+ Trước khi tiến hành làm lễ cúng bái giao thừa gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ
+ Nên kiêng làm chuyện vợ chồng trước ngày lễ cúng giao thừa là 2 ngày
+ Không ăn các món ăn tứ linh, cá chép, thịt chó, thịt mèo
+ Khi thắp hương mở tất cả cửa có trong ngôi nhà, điều này giúp cho không khí được lưu thông dễ dàng hơn, tránh xảy ra tình trạng bị bí bách.
+ Hạn chế sử dụng hương vòng vì do không gian ở trong chung cư khá kín điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc hô hấp.
+ Khi làm lễ cúng giao thừa sên dùng nến cốc, sau khi lễ cúng giao thừ kết thúc cần phải thổi tắt nến đi để đảm bảo việc an toàn, hạn chế xảy ra tình trạng cháy nổ.
+ Hạn chế sử dụng đồ cúng bằng giấy, không được để những đồ vật dễ cháy nổ gần với nến và lửa.
+ Trong những ngày Tết, không được đề bàn thờ tối nên sử dụng đèn đỏ hoặc đèn vàng để gia tăng thêm sự ấm cúng.
4. Mâm cúng giao thừa ở chung cư gồm có những gì?
4.1. Mâm cúng giao thừa ngoài trời:
Mâm cúng giao thừa ngoài trời nhằm mục đích thết đãi các vị thần linh cai quản hạ giới, đáp ứng được sự hài hòa của các yếu tố thiên – địa – nhân. Vì thế, bạn cần phải chuẩn bị mâm lễ cúng đầy đủ, chu đáo và đặt đúng vào vị trí cúng bái. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng điều kiện của gia đình để linh hoạt thêm hoặc bớt các lễ vật cúng sao cho phù hợp, chủ yếu khi cúng cần phải có sự thành tâm chứ không phải có lễ vật đầy đủ. Mâm lễ cúng giao thương chỉ được đặt ở hướng Bắc (cung Thượng Đế) hoặc đặt ở hướng Đông (cung Thiên Tử).
Thông thường một mâm cúng lễ giao thừa đầy đủ sẽ gồm có:
– Đối với món mặn:
+ Từ 3 đến 5 nén hương.
+ 1 bình hoa
+ 1 mũ cánh chuồn.
+ 1 chén gạo và 1 chén muối.
+ 1 chén nước và 1 chén rượu.
+ 1 đĩa trái cây.
+ 1 con gà luộc
+ 1 khoanh giò lụa.
+ 1 cái bánh chưng hoặc 1 đĩa xôi gấc.
+ Trầu cau.
+ Vàng mã
– Đối với món chay:
+ Từ 3 đến 5 nén hương.
+ Bánh kẹo.
+ 1 đĩa xôi.
+ 1 chén gạo và 1 chén muối
+ 1 chén nước và 1 chén rượu.
+ 1 lon nước ngọt hoặc lon bia
+ Mũ giấy cánh chuồn.
+ Trầu cau.
+ Vàng mã.
+ Đèn dầu.
+ Sớ cúng quan hành khiển.
4.2. Mâm cúng giao thừa trong nhà:
Ở mỗi vùng miền Bắc, Trung, Nam đều sẽ có những món ăn đặc sản dùng để cúng lễ giao thừa khác nhau. Do đó, tùy thuộc theo gia chủ ở vùng miền nào mà có thể chuẩn bị mâm cúng giao thừa như sau:
– Ở Miền Bắc: Đặc trưng trong mâm lễ cúng giao thừa ở miền Bắc đó là những món ăn truyền thống hay xuất hiện vào trong các dịp Tết hoặc ngày lễ lớn.
+ Thịt gà luộc.
+ Miến nấu lòng gà
+ Canh mọc.
+ Móng giò hầm măng.
+ Bóng nấu thập cẩm.
+ Bánh chưng.
+ Nem
+ Giò xào.
+ Nộm.
+ Giò lụa.
+ Hành muối.
– Ở Miền Trung: Mâm cúng giao thừa ở miền Trung thông thường sẽ bao gồm các món đặc sản như sau:
+ Bánh chưng, bánh tét
+ Dưa món.
+ Thịt đông
+ Giò lụa Huế.
+ Chả Huế.
+ Thịt heo luộc.
+ Bát măng khô ninh.
+ Đĩa ram.
+ Cá chiên.
+ Miến nấu.
– Ở Miền Nam: Không giống ở vùng miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam mâm cúng giao thừa khá đơn giản. Thông thường, mâm cúng giao thừa ở miền Nam chỉ có trái cây, hoa, củ kiệu, bánh mứt,… một số món ăn khác như:
+ Thịt kho hột vịt.
+ Chả giò.
+ Canh khổ qua nhồi thịt.
+ Canh măng tươi.
+ Gỏi tôm thịt.
+ Dưa giá.
* Lưu ý: Những lễ vật cúng đêm giao thừa cần phải được chuẩn bị trước giao thừa, không để lễ vật trên mặt đất mà để lên bàn hay trên mâm lớn có kê một cái đôn. Khi khoảnh khắc giao thừa diễn ra, gia chủ thắp đèn hương, đọc văn khấn và đốt tiền, vàng dâng cúng.