Nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ. Nộp phạt vi phạm giao thông tại kho bạc Nhà nước. Thời hạn và thủ tục tục nộp phạt vi phạm giao thông.
Phạt vi phạm giao thông là trường hợp rất phổ biến hiện nay. Một trong những vấn đề trăn trở của người dân hiện nay là hình thức nộp phạt ra sao. Dưới đây là bài viết phân tích về nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ và tại kho bạc Nhà nước:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ:
Căn cứ tại Điều 56
– Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo
– Trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân
– Trường hợp phạt tiền đến 500.000 đồng đối với tổ chức
Người có thẩm quyền xử phạt phải ra
Lưu ý: Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ bao gồm những lưu ý sau:
– Ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định
– Họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm
– Nêu rõ hành vi vi phạm
– Địa điểm xảy ra vi phạm
– Các chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm
– Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt
– Nêu rõ căn cứ pháp lý: cụ thể là điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng
– Lưu ý trong trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt là bao nhiêu
Như vậy, căn cứ theo quy định thì các trường hợp được phép nộp phạt tại chỗ là các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền) không lập biên bản theo căn cứ trên
– Ngoài ra, trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt
– Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt
2. Nộp phạt vi phạm giao thông tại kho bạc Nhà nước:
– Thông thường khi có hành vi vi phạm giao thông, cán bộ cảnh sát giao thông sẽ tiến hành lập biên bản sau đó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người vi phạm sẽ phải tiến hành đi nộp tiền phạt vi phạm tại kho bạc Nhà nước.
Tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về việc xử phạt lập biên bản trong trường hợp đối với cá nhân, tổ chức không thuộc trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 500.000 đồng đối với tổ chức
Và việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục
– Việc lập biên bản vi phạm hành chính giao thông chú ý những vấn đề sau:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản
+ Họ và tên, chức vụ của người lập biên bản vi phạm giao thông\
+ Họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp của cá nhân hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm giao thông;
+ Thời điểm (Ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm) và địa điểm xảy ra vi phạm giao thông;
+ Hành vi vi phạm pháp luật giao thông;
+ Tình trạng của tang vật hoặc phương tiện bị tạm giữ;
+ Lời khai của người vi phạm giao thông hoặc đại diện của tổ chức vi phạm. Nếu có người chứng kiến vi phạm, người bị thiệt hại hoặc đại diện của tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ và tên, địa chỉ và lời khai của họ;
+ Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm giao thông của người vi phạm;
+ Cơ quan nào tiếp nhận giải trình đó.
+ Các biện pháp ngăn chặn vi phạm giao thông và bảo đảm việc xử lý vi phạm
– Căn cứ tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định về các hình thức nộp tiền phạt, bao gồm:
+ Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt
+ Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
+ Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam
+ Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định trên hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Như vậy, theo căn cứ trên nếu vi phạm giao thông người bị xử phạt sẽ phải tiến hành nộp phạt vào kho bạc Nhà nước thông qua hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản; nộp qua đường bưu điện nếu ở xa.
3. Thời hạn và thủ tục tục nộp phạt vi phạm giao thông:
– Đối với trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt là chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt
– Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước. Cụ thể theo điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cụ thể là:
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính
+ Nếu trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó
– Sau khi người bị xử phạt nộp tiền phạt trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích, trong vòng thời hạn 05 ngày làm việc, người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định của pháp luật phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể trực tiếp nhận lại giấy tờ đã bị tạm giữ hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền
– Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt
Lưu ý:
– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt
– Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ những trường hợp đủ điều kiện được nộp tiền phạt nhiều lần. Cụ thể là:
+ Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
+ Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.