Thực trạng ngoại tình hiện nay? Nộp đơn tố cáo ngoại tình ở đâu và mức bồi thường ngoại tình như thế nào?
Ngoại tình là một trong những vấn đề phát sinh trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ và chồng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hôn nhân và tình cảm của đối tượng còn lại (vợ hoặc chồng). Vậy nộp đơn tố cáo ngoại tình ở đâu? Mức bồi thường ngoại tình như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ vấn đề này.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thực trạng ngoại tình hiện nay:
– Hôn nhân là một sự hợp nhất được công nhận về mặt văn hóa giữa những người, được gọi là vợ chồng. Hôn nhân tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ, cũng như giữa họ và con cái của họ, và giữa họ và gia đình của người kia. Khi bước vào hôn nhân, hai người sẽ xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau. Theo đó, vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, đùm bọc, san sẻ với nhau cả về điều kiện kinh tế lẫn tinh thần.
– Hôn nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối hai vợ chồng và những người có liên quan trong mối quan hệ của họ.
+ Đối với vợ và chồng: Hai người xuất phát từ tìm hiểu, yêu đương rồi mới tiến tới hôn nhân. Vì vậy, thông thường, hôn nhân được xem là kết quả của tình yêu giữa hai cá nhân với nhau. Hôn nhân giúp hai người yêu thương nhau ở cạnh nhau. Nó được xem là sợi dây ràng buộc về mặt pháp luật để các chủ thể gắn kết, sống có trách nhiệm với nhau. Hôn nhân tạo lập nên hạnh phúc. Nó được xem là nền tảng tinh thần để hai cá thể cùng nhau xây dựng cuộc sống riêng cho họ. Bởi đa phần các cá nhân sinh ra, lớn lên trong sự giáo dục, chăm sóc của cha mẹ, trong môi trường sống nhỏ gọi là “gia đình”. Họ được xem là thành viên được tạo lập nên từ cuộc hôn nhân giữa bố và mẹ họ. Khi trưởng thành, họ lại trở thành cá thể tự tạo lập nên cuộc sống, gia đình nhỏ cho bản thân. Do đó, hôn nhân được xem là sợi dây gắn kết hai cá thể riêng biệt lại với nhau, sống có trách nhiệm với nhau. Cùng với đó, hôn nhân giúp đời sống tinh thần của cá nhân trở nên đẹp và ý nghĩa hơn. Họ có điểm tựa tinh thần để cùng nhau nỗ lực cố gắng. Hôn nhân giúp hai cá thể sống trong tình yêu thương, rèn luyện sự trưởng thành và độc lập. Hôn nhân tạo nên hạnh phúc cho các cá thể tham gia.
+ Đối với con cái: Hôn nhân là mối quan hệ giữa hai cá thể với nhau. Bước vào quan hệ hôn nhân, họ sẽ cùng nhau sinh con, đẻ con (mang tính quy luật tự nhiên). Con cái là kết quả tốt đẹp của hôn nhân. Vì vậy, mối quan hệ hôn nhân giữa hai cá thể được xem là nền tảng để nuôi dạy con cái. Những đứa trẻ sẽ lớn lên trong sự dạy dỗ, đùm bọc, yêu thương của bố và mẹ. Hôn nhân của bố mẹ là điểm tựa tinh thần, là nôi nuôi dưỡng con cái lớn lên và trưởng thành, giáo dục đạo đức, đời sống tinh thần cho con cái. Vì vậy, hôn nhân hạnh phúc sẽ tạo nên con cái hạnh phúc. Hôn nhân góp phần vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tương lai của con trẻ.
+ Đối với cha mẹ của hai cá thể tham gia mối quan hệ hôn nhân: Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình trưởng thành, có nền tảng gia đình hạnh phúc. Hôn nhân được xem là sự ràng buộc pháp lý giữa hai cá thể, buộc họ phải sống đúng, tuân theo quy định của pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ với nhau. Con cái có nền tảng gia đình hạnh phúc, điều đó giúp bố mẹ hạnh phúc. Do đó, hôn nhân của con cái tạo nên sự hạnh phúc của bố mẹ đôi bên.
+ Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Hôn nhân là nền tảng tạo dựng lên gia đình. Do đó, hôn nhân giúp hình thành nên nền tảng gia đình vững chắc, góp phần xây dựng, nuôi dạy, hình thành những cá thể mầm non cho xã hội. Hôn nhân tạo lập nên trách nhiệm của cá nhân, buộc họ phải sống đúng với trọng trách của mình, cố gắng vì gia đình. Sự cố gắng vươn lên của các cá nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội. Vậy nên có thể nói, hôn nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển tự nhiên cho xã hội (dân số).
– Ngoại tình được xem là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một người đã kết hôn tham gia vào các hành vi tình dục với một người khác ngoài người phối ngẫu hợp pháp của họ. Hành vi ngoại tình được coi là vi phạm nghĩa vụ chung thủy của người chồng.
– Để xác định đối phương có ngoại tình hay không thì cần có bằng chứng. Bằng chứng ngoại tình là bằng chứng cho thấy một người có mối quan hệ tình cảm bất hợp pháp với người thứ ba. Một số bằng chứng chứng minh ngoại tình như: tin nhắn; hình ảnh; băng đĩa; video cho thấy dấu hiệu ngoại tình. Những chứng cứ này phải được gửi bởi người thực hiện hành vi ngoại tình và hình ảnh phải là hình ảnh của cử chỉ thân mật, vượt quá giới hạn của người ngoại tình và người yêu của họ. Cùng với đó, việc phát hiện chồng, vợ có con riêng được xem là một trong những chứng xác thực chứng minh hành vi ngoại tình của vợ, chồng. Thực tế, trong một số trường hợp, vợ (hoặc chồng) tự thú nhận về hành vi ngoại tình của mình với đối phương.
– Ngoại tình ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Nó khiến vợ hoặc chồng bị tổn thương về hành vi ngoại tình của đối phương. Đồng thời, vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghĩa vụ thủy chung của các cá thể trong quan hệ hôn nhân, vi phạm đạo đức. Hay nói cách khác, ngoại tình ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Ở đây, mối quan hệ bị ảnh hưởng nhiều nhất là vợ chồng (ghen tuông), tiếp theo là mối quan hệ cha mẹ và con cái. Đặc biệt ngoại tình có thể dẫn đến ly hôn, chia tay gia đình. Có nhiều trường hợp người ngoại tình đã ly dị vợ hoặc chồng hiện tại để kết hôn với người yêu và thành lập gia đình mới. Trong nhiều trường hợp, khi hai đối tượng ngoại tình phát sinh quan hệ tình dục có thể dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ ngoài máu mủ (con ngoài giá thú). Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự bền vững của gia đình, mà con gây ra những hệ lụy về an ninh trật tự của xã hội. Khi những đứa trẻ ngoài giá thú được sinh ra mà không được nuôi dạy tốt, sẽ dẫn đến việc phát triển không toàn diện, tương lai có thể gây ảnh hưởng xấu cho Nhà nước và xã hội.
2. Nộp đơn tố cáo ngoại tình ở đâu và mức bồi thường ngoại tình như thế nào?
– Theo quy định tại Điều 83
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người tố cáo có thể gửi đơn tố cáo hành vi ngoại tình đến UBND cấp xã, Phòng tư pháp cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện, Công an xã, phường thị, trấn, Đồn Công an và Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì người đó sẽ bị áp dụng khung hình phạt như sau:
+ Bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ…
– Ngoài ra,