Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm và uy tín? Tội làm nhục người khác thì bị xử lý như thế nào? Nói xấu, chửi bới người khác trên mạng xã hội có bị phạt không? Sử dụng mạng để nói xấu cán bộ, đảng viên sẽ bị xử lý như thế nào?
Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng về nắm bắt các thông tin cũng dễ dàng hơn, thế nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều bất cập trong quá trình sử dụng mạng xã hội như Nói xấu, chửi bới người khác trên mạng xã hội, các hành vi đó làm ảnh hưởng tới uy tín danh dự và nhân phẩm của người khác. Vậy Nói xấu, chửi bới người khác trên mạng xã hội có bị phạt không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Dân sự 2015
Bộ Luật Hình sự 2015
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm và uy tín
Tại Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì: các Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình và Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên, trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, Khi danh dự, và nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ các thông tin đã gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân. Cá nhân không chỉ được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín khi còn sổng mà cả khi cá nhân đã chết thì pháp luật vẫn duy trì sự bảo hộ theo quy định và các hành vi như Nói xấu, chửi bới người khác trên mạng xã hội làm ảnh hưởng tới uy tín danh dự nhân phẩm của người khác sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
2. Tội làm nhục người khác thì bị xử lý như thế nào?
Trong trường hợp mức độ hành vi nhẹ, chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nào, thì người đó sẽ bị xử phạt hành chính đối với các Hành vi xúc phạm danh dự, và nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 5
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Trong trường hợp mức độ hành vi nặng, lời lẽ sử dụng có tính chất làm nhục người khác, hành vi này dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, thì ngườicó thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống.
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, với những thông tin bạn cung cấp có thể nhận thấy mức độ chưa nghiêm trọng để khởi tố hình sự. và Người này có thể bị xử phạt hành chính, có thể bị phạt tiền hoặc cảnh cáo yêu cầu chấm dứt hành vi. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng, cần khai báo với cơ quan công an nơi cư trú về vụ việc nói trên kèm theo những chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của người đó như như đoạn ghi âm, tin nhắn, lời khai của người làm chứng… để cơ quan công an xác minh làm rõ vụ việc theo quy định của pháp luật
3. Nói xấu, chửi bới người khác trên mạng xã hội có bị phạt không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư xin cho hỏi: Tôi có một cô người yêu nhưng chúng tôi mới chia tay, cô là người nói lời chia tay trước. Vì quá ức chế vì tôi luôn đối xử với cô đấy nên tôi đã tung tin lên mạng xã hội làm hạ thấp danh dự của cô ấy. Vậy tôi có bị sao không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì:
Điều 5. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
như vậy, hành vi lợi dụng trang mạng xã hội đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến người khác được coi là hành vi bị cấm, Trong trường hợp này của bạn nếu ở mức độ nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000, còn nếu nặng hơn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự: Khoản Điều 121. Tội làm nhục người khác .Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm..
4 Sử dụng mạng để nói xấu cán bộ, đảng viên sẽ bị xử lý như thế nào ?
Khoản 2 Điều 12
“2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:
a) Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.”
Mặt khác, Khoản Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng quy định về tội làm nhục người khác như sau:
Theo các quy định trên, thì trong trường hợp nếu cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, về đối tượng có hành vi dùng facebook, youtube để nói xấu cán bộ, và các đảng viên tùy theo mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường nếu gây thiệt hại theo quy định
Được chia ra thành các trường hợp như sau:
– Trường hợp thư nhất đó chính là việc Xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì hành vi dùng facebook, youtube để nói xấu cán bộ, đảng viên có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Trường hợp thứ hai đó chính là việc Truy cứu trách nhiệm hình sự: Trong trường hợp dùng facebook, youtube để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của cán bộ, đảng viên thì người có hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự.
Về mặt pháp lý, có thể nhờ các cơ quan có thẩm quyền để can thiệp, và giải quyết đơn giản nhất là phản ánh hành vi vi phạm đến cơ quan công an để điều tra, xử lý người vi phạm theo quy định của pháp luật
Qua bài viết trên ta có thể nhận định được rằng, đối với các hành vi Nói xấu, chửi bới người khác trên mạng xã hội tùy theo từng mức độ mà sẽ có các quy định xử phạt khác nhau, với các tính chất của hành vi gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của các cá nhân cơ quan tổ chức, gây ảnh hưởng tới họ, thì việc bị xử lý theo quy định llaf hoàn toàn hợp lý
Trên đây là thông tin của chúng tôi cung cấp về nội dung Nói xấu, chửi bới người khác trên mạng xã hội có bị phạt không? và các thông tin pháp lý kèm theo về vấn đề Nói xấu, chửi bới người khác trên mạng xã hội có bị phạt không? dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.