Các kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội sẽ nghe các báo cáo, thảo luận và đưa ra quyết định về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Kỳ họp quốc hội cũng có những nội quy, trình tự, nhiệm vụ riêng. Nội quy kỳ họp quốc hội là gì? Nội dung nội quy kỳ họp Quốc hội?
Mục lục bài viết
1. Nội quy kỳ họp quốc hội là gì?
Nội quy kì họp quốc hội là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua, quy định về hình thức, nguyên tắc, trình tự, thủ tục hoạt động và nội dung các công việc của một kì họp Quốc hội, được thể hiện dưới hình thức nội quy và được ban hành kèm theo một nghị quyết của Quốc hội.
Nội quy kỳ họp quốc hội tiếng Anh là “Rules of the National Assembly session”.
2. Nội dung nội quy kỳ họp Quốc hội:
Nội dung của nội quy kì họp Quốc hội bao gồm các quy định về: trách nhiệm, quyền hạn của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội, đại biểu quốc hội và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong kì họp quốc hội; chuẩn bị kì họp quốc hội; phiên họp, cuộc họp tại kì họp Quốc hội; quyết định cơ cấu tổ chức và nhân sự; xem xét, thông qua các dự án luật, dự thảo nghị quyết, chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, thảo luận các báo cáo được trình Quốc hội. Cụ thể được quy định tại Nghị quyết 102/2015/QH13 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội gồm 3 chương với các quy định cụ thể về các vấn đề trong kỳ họp quốc hội.
2.1. Các quy định chung về kỳ họp quốc hội:
Quốc hội họp trù bị
Trước khi khai mạc kỳ họp, Quốc hội họp trù bị để xem xét, thông qua chương trình kỳ họp và tiến hành một số nội dung khác.
Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp trù bị. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước điều hành phiên họp trù bị.
Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
– Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
– Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp.
– Trước khi Chủ tịch Quốc hội khai mạc và sau khi Chủ tịch Quốc hội bế mạc kỳ họp, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Chủ trì kỳ họp Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định tại Điều 47 của Luật tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
– Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Trường hợp không thể tham dự phiên họp, đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để
– Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội.
– Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Quốc hội theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi khi được yêu cầu; sử dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu Quốc hội, thẻ đại biểu Quốc hội theo đúng quy định.
Trách nhiệm của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội
– Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác về kỳ họp Quốc hội; tổ chức và điều hành hoạt động của Đoàn; giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội.
– Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng đoàn được Trưởng đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn.
2.2. Chương trình kỳ họp Quốc hội:
– Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án
– Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
– Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự sau đây:
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;
+ Quốc hội xem xét, thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội.
– Trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội;
+ Quốc hội xem xét, thông qua việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội.
– Chương trình kỳ họp Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
– Trường hợp cần thiết điều chỉnh thời gian thực hiện nội dung trong Chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội.
Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý hoặc phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.
– Khách mời danh dự trong nước, quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội về khách mời danh dự quốc tế trước khi báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
– Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Căn cứ chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội quyết định danh sách người được mời quy định tại khoản này.
– Chế độ sử dụng tài liệu và vị trí chỗ ngồi của người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này do Tổng thư ký Quốc hội quyết định.
– Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.
Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội
– Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội bao gồm:
+ Tài liệu chính thức được sử dụng tại kỳ họp, gồm tài liệu thuộc hồ sơ của các dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án theo quy định của pháp luật và các tờ trình, báo cáo khác thuộc nội dung của kỳ họp, do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội;
+ Tài liệu tham khảo gồm các ấn phẩm và chuyên đề nghiên cứu được cung cấp cho đại biểu Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về nội dung Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp, do Tổng thư ký Quốc hội quyết định. Khi cần thiết, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội phối hợp với Tổng thư ký Quốc hội cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp.
– Hình thức lưu hành tài liệu phục vụ tại kỳ họp Quốc hội là bản điện tử và bản giấy được quy định như sau:
+ Tài liệu chính thức được lưu hành bằng hình thức bản điện tử, trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước. Tài liệu chính thức được lưu hành bằng hình thức bản giấy bao gồm tài liệu thuộc bí mật nhà nước, tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu khác do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội;
+ Hình thức lưu hành tài liệu tham khảo do Tổng thư ký Quốc hội quyết định.
– Tài liệu phục vụ kỳ họp được gửi đến Văn phòng Quốc hội để gửi đại biểu Quốc hội.
– Căn cứ quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội ban hành văn bản danh mục tài liệu thu hồi tại kỳ họp.
Lưu trữ tài liệu kỳ họp
Tài liệu chính thức được sử dụng tại kỳ họp, luật, nghị quyết của Quốc hội, biên bản, tài liệu ảnh, tài liệu ghi âm của các phiên họp tại kỳ họp được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Thông tin về kỳ họp Quốc hội
– Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung của kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp theo quy định của pháp luật.
– Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về kỳ họp trước phiên khai mạc và sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thức về sự kiện diễn ra tại kỳ họp Quốc hội.
– Phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Các phiên họp khác của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
– Tổng thư ký Quốc hội quyết định thông tin, tài liệu kỳ họp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
– Văn kiện chủ yếu của mỗi kỳ họp Quốc hội được đăng trong kỷ yếu của kỳ họp Quốc hội do Văn phòng Quốc hội ấn hành.
– Đại diện cơ quan báo chí, thông tấn được tạo điều kiện thuận lợi tại khu vực dành riêng để tham dự, đưa tin về các phiên họp công khai tại kỳ họp Quốc hội và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí. Tổng thư ký Quốc hội quy định cụ thể về việc hoạt động của đại diện cơ quan báo chí, thông tấn tại khu vực diễn ra kỳ họp Quốc hội.
Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hình thức phiếu xin ý kiến
– Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội về các nội dung của kỳ họp Quốc hội bằng hình thức phiếu xin ý kiến.
– Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thể hiện ý kiến vào phiếu xin ý kiến và gửi lại phiếu xin ý kiến đến Tổng thư ký Quốc hội đúng thời hạn.
– Tổng thư ký Quốc hội phối hợp với Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, cơ quan hữu quan tổ chức gửi, thu phiếu xin ý kiến; tập hợp, tổng hợp kết quả phiếu xin ý kiến và báo cáo Quốc hội.
Tổng kết kỳ họp Quốc hội
– Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức việc thảo luận, đánh giá kết quả kỳ họp tại Đoàn; gửi báo cáo tổng hợp ý kiến của Đoàn đến Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi bế mạc kỳ họp Quốc hội.
– Sau khi bế mạc kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp gần nhất, căn cứ ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức tổng kết kỳ họp Quốc hội với sự tham gia của Chủ tịch nước, đại diện Chính phủ, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Kiểm toán nhà nước, đại diện cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
– Báo cáo tổng kết kỳ họp Quốc hội được gửi đến đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
Các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội
– Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được Quốc hội quyết định và ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội bao gồm:
+ Phiên họp toàn thể của Quốc hội;
+ Phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp;
+ Phiên họp do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp thuộc lĩnh vực phụ trách;
+ Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội;
+ Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội.
– Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội khác có liên quan trao đổi về những vấn đề trình Quốc hội xem xét, quyết định.
– Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành công khai, trừ trường hợp Quốc hội quyết định họp kín.
– Thời gian tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội do Quốc hội quyết định và được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
– Chủ tọa các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm điều hành phiên họp theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan; bảo đảm thực hiện đúng chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua.
3. Các vấn đề được quyết định trọng kỳ họp quốc hội:
Quyết định cơ cấu tổ chức và nhân sự của:
Hồ sơ trình Quốc hội quyết định về nhân sự của ban kiểm phiếu gồm:
– Hồ sơ trình Quốc hội về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bao gồm:
+ Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình;
+ Báo cáo thẩm tra trong trường hợp pháp luật quy định;
+ Hồ sơ về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
– Hồ sơ về người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định và phải được gửi tới Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 02 ngày trước phiên họp bầu chức danh đó.
– Hồ sơ trình Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm; cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức bao gồm:
+ Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình;
+ Các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hồ sơ trình Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm:
– Tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ;
– Dự thảo nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ;
– Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật về cơ cấu tổ chức của Chính phủ;
– Tài liệu khác (nếu có).
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo trình tự sau đây:
– Chính phủ khóa trước trình Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa mới và dự thảo nghị quyết;
– Ủy ban pháp luật của Quốc hội trình báo cáo thẩm tra;
– Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời đại diện Chính phủ khóa trước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
– Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
– Chính phủ khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
– Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa mới.
Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hằng năm
– Hồ sơ trình Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hằng năm bao gồm:
+ Báo cáo của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hằng năm và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm tiếp theo, năm tiếp theo;
+ Dự thảo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hằng năm;
+ Báo cáo của Ủy ban kinh tế của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
+ Báo cáo của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội tham gia thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác phụ trách (nếu có);
+ Các báo cáo của cơ quan, tổ chức hữu quan có liên quan.
– Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm tại kỳ họp cuối năm trước.
– Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hằng năm theo trình tự sau đây:
+ Chính phủ báo cáo về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hằng năm và dự thảo nghị quyết;
+ Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan báo cáo về lĩnh vực có liên quan;
+ Ủy ban kinh tế của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
+ Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;
+ Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến các báo cáo, dự thảo nghị quyết mà đại biểu Quốc hội nêu;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban kinh tế của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
+ Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hằng năm.
– Tại kỳ họp giữa năm, trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội quyết định điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm theo trình tự quy định trên.
Quyết định kế hoạch tài chính 5 năm; dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
1.-a) Báo cáo của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm hiện hành và dự kiến kế hoạch tài chính 5 năm tiếp theo;
+ Dự thảo nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm;
+ Báo cáo của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
+ Báo cáo của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết về nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách (nếu có).
– Hồ sơ trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương hằng năm bao gồm:
+ Báo cáo của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm tiếp theo và các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 47 của
+ Dự thảo nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, dự thảo nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương;
+ Báo cáo của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
+ Báo cáo của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác phụ trách (nếu có).
– Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Báo cáo của Chính phủ về quyết toán ngân sách nhà nước;
+ Dự thảo nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
+ Báo cáo của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
+ Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán nhà nước.
– Quốc hội quyết định kế hoạch tài chính 5 năm; dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước theo trình tự sau đây:
+ Chính phủ báo cáo về dự kiến kế hoạch tài chính 5 năm; dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; dự thảo nghị quyết;
+ Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
+ Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
+ Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến các báo cáo, dự thảo nghị quyết mà đại biểu Quốc hội nêu;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
+ Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm; dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
– Trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định theo trình tự quy định tại khoản 4 Điều này.
Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm
– Hồ sơ trình Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm bao gồm:
+ Báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tiếp theo, năm tiếp theo;
+ Dự thảo nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm;
+ Báo cáo của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
+ Các báo cáo của cơ quan, tổ chức hữu quan.
– Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm theo trình tự sau đây:
+ Chính phủ báo cáo về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm và dự thảo nghị quyết;
+ Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
+ Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
+ Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến các báo cáo, dự thảo nghị quyết mà đại biểu Quốc hội nêu;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
+ Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm.
3. Trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của
Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
– Hồ sơ trình Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:
+ Báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn hiện hành và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia giai đoạn tiếp theo;
+ Dự thảo nghị quyết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
+ Báo cáo của Ủy ban kinh tế của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết.
– Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia theo trình tự sau đây:
+ Chính phủ báo cáo về dự kiến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
+ Ủy ban kinh tế của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
+ Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
+ Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ giải trình về vấn đề liên quan đến các báo cáo, dự thảo nghị quyết mà đại biểu Quốc hội nêu;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban kinh tế của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
+ Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
Quyết định đại xá
– Hồ sơ trình Quốc hội quyết định đại xá bao gồm:
+ Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội quyết định đại xá;
+ Dự thảo nghị quyết về đại xá;
+ Báo cáo của Ủy ban tư pháp của Quốc hội thẩm tra Tờ trình của Chủ tịch nước và dự thảo nghị quyết;
+ Tài liệu liên quan khác.
– Quốc hội quyết định đại xá theo trình tự sau đây:
+ Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định đại xá;
+ Ủy ban tư pháp của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
+ Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ, Đoàn đại biểu Quốc hội;
+ Trong quá trình thảo luận, Chủ tịch nước giải trình về những vấn đề liên quan đến việc đại xá và dự thảo nghị quyết mà đại biểu Quốc hội nêu;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Chủ tịch nước chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
+ Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về đại xá.
Quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ
– Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo trình tự sau đây:
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự kiến ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
+ Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
– Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 02 năm và thiếu trên mười phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ. Quốc hội quyết định việc bầu cử đại biểu Quốc hội bổ sung theo trình tự sau đây:
+ Quốc hội thành lập Hội đồng bầu cử bổ sung theo trình tự quy định tại Điều 34 và Điều 38 của Nội quy này;
+ Quốc hội quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội bổ sung theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.
Quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia
– Căn cứ vào nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.
– Hồ sơ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia bao gồm:
+ Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
+ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia;
+ Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
+ Dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
+ Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
+ Tài liệu khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị quyết 102/2015/QH13 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội.