Hiện nay, khởi kiện tranh chấp dân sự là cách giải quyết cuối cùng sau khi các bên đã không thể thương lượng với nhau để dung hòa quyền lợi đôi bên .Vậy, Nơi khởi kiện dân sự? Nộp đơn khởi kiện dân sự ở đâu? Cách xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về khởi kiện dân sự:
1.1. Quyền khởi kiện được pháp luật quy định như thế nào?
Hiện nay, các giao dịch dân sự diễn ra trên khắp các lĩnh vực, ngành nghề nên không thể tránh khỏi tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp với nhau vì một trong các bên vi phạm thỏa thuận dân sự ban đầu. Thông thường, thương lượng hòa giải được ưu tiên, khuyến khích áp dụng nhưng không đạt được hiệu quả thì để giải quyết triệt để vấn đề cần có một bên hoặc cả hai khởi kiện ra Tòa nhờ phân xử. Với mục đích này, tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đã ghi nhận quyền khởi kiện của chủ thể được quy định như sau:
Khi nhận thấy quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.2. Phương thức nộp đơn khởi kiện:
Chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chuẩn bị hồ sơ cụ thể là đơn khởi kiện dân sự nộp tại tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Điều này đã được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 190 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, người khởi kiện sẽ gửi đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu chứng cứ mà mình hiện có đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
– Cá nhân, tổ chức có thể thực hiện nộp trực tiếp tại tòa án nếu khoảng cách địa lý thuận lợi;
– Trong trường hợp không có khả năng đến trực tiếp tại tòa án thì gửi theo đường dịch vụ bưu chính; thư gửi hồ sơ này hoàn toàn hợp lệ và anh sẽ không có thẩm quyền gây khó khăn;
– Trên thực tế, có một số Tòa án đã có Cổng thông tin điện tử riêng thì chủ thể có thể gửi trực tiếp bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử.
Để biết thêm thông tin chi tiết về việc gửi đơn khởi kiện bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án bạn có thể xem thêm quy định tại Điều 16
Như vậy, bạn có thể lựa chọn một trong các phương thức nêu trên để gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
1.3. Ngày khởi kiện được tính từ khi thời điểm nào?
Theo Khoản 2,3,4 Điều 190 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, ngày khởi kiện được tính như sau:
– Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc trong trường hợp gửi bưu chính thì ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi được coi là thời gian khởi kiện;
Trường hợp không thể xác định ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi đơn thì ngày khởi kiện là ngày đương sự mang đơn ra gửi tại bưu chính. Đương sự có nghĩa vụ chứng minh thời gian gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến;
– Đương sự lựa chọn phương thức gửi đơn trực tuyến thì ngày khởi kiện được hiểu là ngày gửi đơn.
– Đáng lưu ý: cá nhân, tổ chức nộp đơn nhưng không đúng thẩm quyền giải quyết vụ việc mà phải tiến hành vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Xác định thẩm quyền giải quyết Tòa án:
2.1. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015, thì nguyên đơn hoặc người có yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án giải quyết những vụ việc tranh chấp của mình:
– Khi xảy ra những tranh chấp nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc trụ sở của bị đơn thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú làm việc hoặc trụ sở cuối cùng, nơi bị đơn có tài sản để giải quyết;
– Tranh chấp phát sinh diễn ra từ hoạt động của các chi nhánh, doanh nghiệp, công ty, tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức, doanh nghiệp đó có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh để được giải quyết;
– Liên quan đến việc tranh chấp về hôn nhân gia đình cụ thể là vấn đề cấp dưỡng, xét thấy bị đơn không có nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì có thể yêu cầu tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở để giải quyết;
– Giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này;
– Đối với lĩnh vực lao động ví dụ như bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt
– Khi mâu thuẫn, tranh chấp từ quan hệ hợp đồng giữa các bên ký kết với nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng được thực hiện để giải quyết;
– Trong một vụ việc dân sự có nhiều bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn đang cư trú, làm việc hoặc có trụ sở;
– Liên quan đến vấn đề tranh chấp bất động sản mà bất động sản đó tọa lạc ở nhiều các địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản thụ lý và giải quyết.
2.2. Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự:
– Theo quy định của pháp luật, tùy vào từng tính chất vụ việc thì Tòa án nhân dân cấp huyện và tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết khác nhau. Theo đó, Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết vấn đề sau đây:
+ Những vụ án tranh chấp xoay quanh dân sự, hôn nhân gia đình được quy định cụ thể tại Điều 26 và Điều 28 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015;
+ Liên quan đến kinh doanh và thương mại được điều chỉnh riêng tại Khoản 1 Điều 30 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015;
+ Khi xảy ra tranh chấp liên quan về vấn đề lao động thì tại Điều 32 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015 có sự ghi nhận về vấn đề này;
+ Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vấn đề về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về việc nhận cha mẹ con, nuôi con nuôi, và tiến hành việc giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam;
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những vấn đề được quy định tại điều 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:
Tất cả những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có xuất hiện yếu tố nước ngoài ví dụ như đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài);
– Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền trong việc lấy những vụ án tranh chấp dân sự khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
2.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Thẩm quyền theo lãnh thổ được áp dụng trong trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015:
– Các đương sự có thể tự thoả thuận với nhau, thể hiện bằng văn bản cụ thể để yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc của nguyên đơn để giải quyết vụ án này;
– Trường hợp không thể thỏa thuận được thì Tòa án nơi bị đơn đang cư trú, làm việc hoàn toàn có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
– Liên quan đến đối tượng tranh chấp làm bất động sản thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền để giải quyết.
Đáng lưu ý: Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án dân sự, Tòa án đã quyết định thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định về thẩm quyền thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi về nơi cư trú chủ xã hội địa chỉ giao dịch của các đương sự.
Văn bản pháp luật sử dụng:
Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015