Điều kiện để kết hôn với sĩ quan quân đội? Thủ tục để kết hôn với công an? Đã từng ly hôn có được kết hôn với sĩ quan không? Chiến sĩ quân đội đang phục vụ tại ngũ có được kết hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em nhờ luật sư tư vấn dùm em, em có người bạn đang làm sĩ quan, bọn em định kết hôn, nhưng nếu kết hôn thì phải xét lý lịch 03 đời. Gia đình em và bên ngoại thì không vấn đề gì vì cha mẹ, dì dượng, chị gái và em đều là nhân viên nhà nước. Nhưng gia đình bên nội có tí trục trặc. Bác hai của em có 2 người con, người con trai và vợ đều là giáo viên và đã kết nạp đảng, nhưng người em gái thì hịên đang lấy chồng và sinh sống ở Hàn Quốc. Bác ba thì đang chấp hành án tù do cờ bạc. Nếu lí lịch như vậy, em có đủ điều kiện để kết hôn với sĩ quan không ? Xin luật sư tư vấn cho em, em chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Kết hôn là quyền của công dân khi đến độ tuổi nhất định, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Việc kết hôn với người là sĩ quan quân đội thì ngoài việc đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định
– Thứ nhất, điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
+ Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên
+ Việc kết hôn phải do 2 bên nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Hai bên đều phải không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không được thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp cấm kết hôn: Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
+ Kết hôn giả tạo,
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Do vậy, nếu hai bạn có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 và không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì các bạn có quyền tự kết hôn.
Luật sư
– Ngoài ra, theo quy định của ngành công an nhân dân, sĩ quan quân đội, ngoài những điều kiện trên, thì để có thể kết hôn với sĩ quan quân đội thì còn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác, cụ thể là không thuộc vào trường hợp không được kết hôn theo quy định của Ngành, gồm:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
+ Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
+ Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Căn cứ các quy định trên vào trường hợp của bạn: về việc bác của bạn đang chấp hành hình phạt tù song không thuộc đối tượng xem xét lý lịch để xác minh điều kiện khi kết hôn với sĩ quan, chỉ khi bố mẹ hoặc bản thân bạn có tiền án hoặc đang chấp hành hình phạt tù mới thuộc trường hợp không được kết hôn với công an. Còn trường hợp chị họ của bạn đang sinh sống tại Hàn quốc, trường hợp này cũng không thuộc đối tượng xem xét lý lịch để xác minh điều kiện kết hôn, vì chi của bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, không phải người nước ngoài. Một trong các trường hợp cấm kết hôn với sĩ quan quân đội gồm: “Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài”. Nên trường hợp của bạn đáp ứng đủ điều kiện để kết hôn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bố mẹ ly hôn thì con có được kết hôn với sĩ quan không?
- 2 2. Ông nội đã từng gây án, cháu được kết hôn với người trong quân đội?
- 3 3. Luật lấy chồng sĩ quan quân đội? Điều kiện lấy chồng bộ đội?
- 4 4. Tố cáo bộ đội có hành vi lừa gạt tình cảm người khác:
- 5 5. Đã từng ly hôn có được kết hôn với sĩ quan không?
1. Bố mẹ ly hôn thì con có được kết hôn với sĩ quan không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em và bạn trai có tính đến chuyện kết hôn. Và hiện giờ anh ấy đang là sĩ quan quân đội, tốt nghiệp ở trường Học viện phòng không không quân ra. Và cho em hỏi tình trạng gia đình của em là bố mẹ em đã ly hôn được 5 năm rồi, em theo mẹ. Vậy cho em hỏi, khi kết hôn với anh ấy thì có cần điều tra bên bố em không ạ?
Luật sư tư vấn:
Để kết hôn với sĩ quan quân đội, trước tiên bạn phải đảm bảo đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đồng thời không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo điều 5 luật này.
Tiếp theo, điều kiện kết hôn với người là sĩ quan quân đôi, là những quy định mang tính chất nội bộ ngành lực lượng vũ trang gồm một số điều kiện sau:
– Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi…;
– Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
– Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Theo quy định trên, việc thẩm tra lý lịch sẽ được tiến hành đối với bạn và cha, mẹ bạn. Trường hợp bạn đưa ra là cha, mẹ bạn đã ly hôn tuy nhiên, sự kiện ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ vợ – chồng mà không làm chấm dứt quan hệ cha – con, do đó, thẩm tra lý lịch vẫn tiến hành đối với bố của bạn dù bố mẹ bạn đã ly hôn.
2. Ông nội đã từng gây án, cháu được kết hôn với người trong quân đội?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em sắp lấy chồng làm ở quân đội, nhưng ông nội em từng gây án cách đây khá lâu và hiện tại ông đã mất được 4 năm. Vậy em có được kết hôn với người trong ngành quân đội không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Để có thể kết hôn với người làm trong ngành quân đội, trước hết bạn cần đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Ngoài ra, theo quy định của nội bộ ngành, để kết hôn với người trong ngành quân đội thì cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo ngành quân đội, cụ thể, bạn phải không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
+ Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
+ Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam);
Như vậy, theo quy định trên, người yêu bạn là người làm trong ngành quân đội, trường hợp ông bạn có tiền án và đã cách đây 4 năm không thuộc các trường hợp không được kết hôn với người đang làm trong ngành quân đội.
Tuy nhiên, để biết rõ trong trường hợp này có được kết hôn hay không, bạn nên hỏi lại đơn vị nơi người yêu bạn đang công tác.
3. Luật lấy chồng sĩ quan quân đội? Điều kiện lấy chồng bộ đội?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào, Em muốn hỏi về vấn đề kết hôn với người trong ngành Sĩ Quan quân đội, nếu lý lịch bên vợ có ông bà nội bên vợ là người Việt Nam sống ở Việt Nam, nhưng vài năm nay lại sang nước ngoài (Mỹ), vừa nhập Quốc tịch 8/2016 và định cư. Hiện tại vẫn chưa cắt hộ khẩu gia đình, trong hộ khẩu gia đình vẫn ghi đủ ông bà nội, ba, mẹ và cô chú. Và nếu xét lý lịch thì sẽ xét đến anh, em bên dòng họ nội luôn không ạ? Xin cám ơn ạ?
Luật sư tư vấn:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Bạn muốn hỏi về trường hợp kết hôn có người là sĩ quan quân đội thì trước hết muốn đăng ký kết hôn hai người này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn về độ tuổi, ý chí tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ…theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn.
Qua đó, nếu đáp ứng được các điều kiện trên thì còn phải tìm hiểu về quy định trong nội bộ ngành quân đội vì đối với ngành này cũng sẽ có những điều kiện khác khi kết hôn.
Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn thì cơ quan mà người là sĩ quan quân đội đang công tác sẽ tiến hành thẩm tra lý lịch 3 đời của bên còn lại, lý lịch 3 đời được hiểu là người cùng một gốc sinh ra, từ cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.Vậy, khi thẩm tra lý lịch thì sẽ thẩm tra cả đến bên ông bà bên nội của người này, hiện tại thì ông bà đã nhập quốc tịch Mỹ và định cư luôn bên đó nên rất có để sẽ rơi vào những quy định kể trên và sẽ không thể kết hôn được trong trường hợp này. Về điều kiện kết hôn áp dụng đối với công an, các điều kiện này được quy định trong văn bản nội bộ của ngành công an, không được công bố rộng rãi. Chính vì vậy, để xác định chính xác trường hợp của anh chị có được kết hôn hay không, cần tiến hành thẩm tra lý lịch của chị theo quy định của ngành.
4. Tố cáo bộ đội có hành vi lừa gạt tình cảm người khác:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Tôi tên Hoa, hiện đang sống tại Quảng Ninh. Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn hộ tôi chuyện như sau: Tôi có quen 1 người làm bộ đội chuyên nghiệp, trong thời gian quen biết anh ta có nói là đã lập gia đình có vợ và 1 cậu con trai, nhưng họ đã ly dị và cậu con trai ở chung với anh ta. Sau 1 thời gian qua lại thì tôi có thai, và anh ta có mang trầu cau đến thưa chuyện. Nhưng anh ta không dẫn bố mẹ tới và nhờ ai đó đóng giả. Cho đến khi tôi mang bầu ở tháng thứ 2 thì tôi mới biết là anh ta vẫn ở với vợ. Mọi chuyện anh ta nói là hoàn toàn sai sự thật. Giờ tôi đã sinh bé ra được 4 tháng, nhưng anh ta cũng không thèm quan tâm, hỏi thăm, chỉ mỗi khi tôi đt nhiều lần thì anh ta gửi cho ít tiền. Hiện anh ta đang công tác tại sư đoàn 395. Giờ tôi muốn kiện anh ta về tội vi phạm luật hôn nhân gia đình, không tuân thủ đúng điều lệnh của 1 người lính. Và tôi muốn đòi quyền lợi cũng như trợ cấp từ anh ta, thì tôi phải cần và làm những gì?
Luật sư tư vấn:
Tôi muốn kiện anh ta về tội vi phạm luật hôn nhân gia đình, không tuân thủ đúng điều lệnh của một người lính thì phải làm thế nào?
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã có con với một người là bộ đội chuyên nghiệp đã ly hôn với vợ và có một con. Tuy nhiên, khi bạn đã sinh con thì mới biết được người đó hiện tại vẫn ở với vợ và bạn khẳng định rằng mọi thông tin về người đó cung cấp là hoàn toàn sai sự thật.
Nếu mọi thông tin về người đang là bộ đội chuyên nghiệp là sai sự thật, người đó chưa ly hôn và vẫn đang chung sống vợ chồng hợp pháp, thì người này đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình tại khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014:
“Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.
Trong khoảng thởi gian quen với người đang là bộ đội chuyên nghiệp, bạn chưa có chồng, nhưng lại chung sống như vợ chồng với người đó. Đây là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 67/2015/NĐ-CP. Đồng thời, người đó vi phạm nguyên tắc chế độ một vợ một chồng, và đã có vợ nhưng chung sống như vợ chồng với bạn.Theo điểm b khoản 1 Điều 48 Nghị định 67/2015/NĐ-CP như sau:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác”.
Như vậy, bạn và người đang là bộ đội chuyên nghiệp đều bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi bạn làm đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Với hành vi lừa gạt tình cảm của bạn, ở đây có sự gian dối, bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan nơi mà người đó làm việc để được giải quyết.
Và tôi muốn đòi quyền lợi cũng như trợ cấp từ anh ta, thì tôi phải cần và làm những gì?
Khi bạn làm đơn tố cáo hoặc làm đơn khỏi kiện đến cơ quan có thẩm quyền, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định về quan hệ cha con cho con bạn và người đang là bộ đội chuyên nghiệp nêu trên. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã sinh con và con của bạn đã được 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn chưa nêu được rõ khi làm giấy khai sinh, bạn có ghi tên cha đẻ của con hay không. Có hai trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: Nếu trên giấy khai sinh đã ghi tên cha đẻ là người đang là bộ đội chuyên nghiệp, thì đây là nghĩa vụ cấp dưỡng của người đó
+ Trường hợp 2: Nếu trên giấy khai sinh không có tên cha đẻ, thì trong trường hợp này được xác định là con ngoài giá thú. Khi đó, bạn làm đơn ra tòa án để làm thủ tục xác định cha cho con bạn, đồng thời xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của người đó.
Căn cứ theo Điều 69
Như vậy, theo quy định này, khi xác lập quan hệ cha con giữa người đó và con bạn, người đó phải thực hiện các nghĩa vụ nêu trên, trong đó có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn khi đến tuổi thành niên nếu con bạn phát triển bình thường. Trong trường hợp, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động hoặc không có tài sản tự nuôi mình thì người đó được xác định là cha của con bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Đối với bạn, hành vi của người đang là bộ đội chuyên nghiệp là hành vi lừa gạt tình cảm của người khác không nhằm mục đích trái quy định pháp luật như chiếm đoạt tài sản. Hiện tại, pháp luật không quy định về vấn đề này, vì vậy lợi ích của bạn trong trường hợp này không được bảo vệ.
5. Đã từng ly hôn có được kết hôn với sĩ quan không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em muốn nhờ các chuyên gia tư vấn giúp. Em đã có gia đình nhưng do không hợp nên đã ly hôn mấy năm rồi. Giờ em có yêu 1 anh đang học sĩ quan chính trị, tụi em có quyết định tiến tới hôn nhân nhưng anh ấy chưa kết hôn lần nào. Bố mẹ anh ấy cũng không đồng ý. Xin hỏi giờ em với anh ấy muốn đăng ký kết hôn liệu có được hay không ạ. Rất mong câu trả lời của các chuyên gia thời gian sớm nhất?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn,”
* Điều kiện kết hôn: Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định.
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
* Các trường hợp cấm kết hôn: Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
– Kết hôn giả tạo,
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
* Đăng ký kết hôn: Theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
– Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật về hộ tich. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
– Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như vậy, việc bạn đã một lần kết hôn sau đó ly hôn theo quy định của pháp luật thì bạn vẫn có quyền được kết hôn nếu hội tụ đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 và không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì các bạn có quyền tự kết hôn. Việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn và thực hiện đầy đủ quy trình theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về việc bố mẹ bạn trai bạn không đồng ý việc kết hôn được coi là hành vi cản trở kết hôn.
Tại khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích hành vi cản trở kết hôn như sau: “Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết thôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải truy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.” Hành vi cản trở kết hôn là hành vi cấm theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tùy vào mức độ, hành vi cản trở kết hôn của bố mẹ bạn trai bạn mà có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trợ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”
Hơn nữa, Theo Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trợ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ như sau:
“Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”