Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại Việt Nam? Thực hiện nội dung quản lý hoạt động xuất bản?
Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản được hiểu là sự tác động của Nhà nước lên các nhà xuất bản, cơ sở in ấn và phát hành thông qua quá trình xây dựng chiến lược, chính sách pháp luật nhằm tổ chức, chỉ đạo; kiểm soát hoạt động xuất bản, tạo ra môi trường thuận lợi nhất sao cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng. Từ đó góp phần nâng cao dân trí, có hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện biến động của môi trường trong nước và quốc tế. Vậy nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại Việt Nam bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6
– Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển hoạt động xuất bản đối với nhà xuất bản. Thực hiện tổ chức, lập nội dung phương án phát triển cơ sở xuất bản trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử và cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Thực hiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
– Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu của nhà xuất bản;
– Tiến hành cấp hoặc thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;
– Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong hoạt động xuất bản; tổ chức và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản đối với cán bộ, nhân viên của nhà xuất bản;
– Nâng cao hoạt động hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;
– Tiến hành thanh tra, kiểm tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;
– Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và triển khai công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với ấn phẩm xuất bản có giá trị cao.
Ngoài ra, Chính phủ đã thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, các bộ, cơ quan ngang bộ phải phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền. Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hay còn gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phải thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại Việt Nam cũng bao gồm các nội dung về việc Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản, bao gồm xây dựng chiến lược phát triển hoạt động xuất bản, mục tiêu của hoạt động xuất bản, các giải pháp để thực hiện mục tiêu hoạt động sản xuất; Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản, bao gồm các nội dung về quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản, xây dựng quy định pháp luật xuất bản, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản; Kiểm soát hoạt động xuất bản, bao gồm các nội dung về chức năng kiểm soát hoạt động xuất bản của Bộ thông tin và truyền thông, chức năng quản lý nhà nước của các sở thông tin và truyền thông đã được Bộ phân cấp và chức năng quản lý của cơ quan chủ quản.
2. Thực hiện nội dung quản lý hoạt động xuất bản
2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản
Theo nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển hoạt động xuất bản đối với nhà xuất bản. Thực hiện tổ chức, lập nội dung phương án phát triển cơ sở xuất bản trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử và cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Thực hiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản theo thẩm quyền (quy định tại Luật xuất bản 2012).
Theo đó, việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hoạt động xuất bản cần phải phù hợp với định hướng của Đảng và mục tiêu của Nhà nước. Chiến lược phát triển hoạt động xuất bản là vạch ra các đường nét hướng đạo cho sự phát triển trong thời gian dài; thực hiện quy hoạch thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược theo không gian và thời gian nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và phát triển bền vững hoạt động xuất bản. Quy hoạch thực tế là sự cụ thế hóa chiến lược về cả mục tiêu và giải pháp. Theo cơ sở định hướng chiến lược văn hóa – tư tưởng, lĩnh vực xuất bản, in ấn, phát hành xuất bản phẩm phải được quy hoạch, phát triển đồng bộ cả về cơ cấu đề tài, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới và và chính sách đầu tư và phát triển. Việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về hoạt động xuất bản là một nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản và là công cụ của hoạt động quản lý nhà nước.
Đồng thời, việc xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật về hoạt động xuất bản cần chú ý đến tính đặc thù của hoạt động xuất sản là vừa sản xuất kinh doanh, vừa phục vụ nhiệm vụ tư tưởng văn hóa. Chính vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đảm bảo sự ưu đãi cần thiết cho hoạt động xuất bản nhằm đạt hiệu quả cho hoạt động xuất bản trên cả phương diện kinh tế – xã hội và định hướng chính trị, văn hóa – tư tưởng của Đảng. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản.
2.2. Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu
Đọc xuất bản phẩm lưu chiểu nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật Xuất bản. Để đọc được các xuất bản phẩm với số lượng lớn như hiện nay, các cơ quan quản lý cần tổ chức khoa học nhằm đảm bảo tất cả các loại sách trước khi phát hành đảm bảo chấp hành đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo đưa sách chất lượng, sách hay, sách tốt đến với bạn đọc.
Điều 29, Luật Xuất bản 2012 quy định rõ việc đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và thẩm quyền xử lý xuất bản phẩm vi phạm thuộc tẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông. theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật xuất bản và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật xuất bản và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với xuất bản phẩm do mình cấp giấy phép xuất bản. Bên cạnh đó Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cần chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc và kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu.
2.3. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản
Luật Xuất bản 2012 quy định về việc cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm rất rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Theo đo, việc quy định rõ ràng, chi tiết, đầy đủ thông tin, điều kiện, thành phần hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ, thẩm quyền cấp phép…để cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm đã góp phần giúp cho người dân, tổ chức tiếp cận và xin cấp phép hoạt động in xuất bản phẩm dễ dàng, thuận tiện hơn, tránh phiền hà, xách nhiễu và tiêu cực. Cơ quan quản lý cần triển khai đúng các quy định về cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, đây là bước quan trọng trong quá trình sản xuất xuất bản phẩm đạt chất lượng tốt đến bạn đọc.
2.4. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản
Theo nội dung Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong hoạt động xuất bản; tổ chức và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản đối với cán bộ, nhân viên của nhà xuất bản được quy định trong Luật xuất bản 2012. Theo đó, việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong hoạt động xuất bản và đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản với các yêu cầu như: đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm; phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân; nâng cao ý thức chấp hành và hiệu quả thực thi đúng pháp luật về sở hữu trí tuệ; chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản… Thực hiện đổi mới tổ chức, xây dựng quy chế liên kết khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo, giữa nghiên cứu giảng dạy với thực tiễn sản xuất kinh doanh; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ; sử dụng chính sách trọng dụng nhân tài, kỹ thuật viên lành nghề… trong hoạt động xuất bản.
2.5. Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong xuất bản là tuyên truyền, giới thiệu đường lối, chính sách của Đảng ta, tuyên truyền về đất nước, con người, văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè và các nước trên thế giới. Cần chọn lọc những tác phẩm hay, có giá trị nhân văn, có giá trị về tư tưởng, văn học, nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật của thế giới để giới thiệu với bạn đọc trong nước. Thực hiện nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới vào hoạt động ngành in, đặc biệt, hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản làm tăng cường tính chủ động hội nhập của các doanh nghiệp xuất bản, in, phát hành sách. Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong xuất bản nhằm đảm mục đích thực hiện đúng định hướng của Đảng và Nhà nước; đảm bảo lựa chọn được các xuất bản phẩm phù hợp với thị trường và đối tác; đồng thời ngăn chặn những xuất bản phẩm độc hại, những luồng văn hóa không chính thức xâm nhập vào Việt Nam.
2.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản
Thanh tra, kiểm tra là hoạt động không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại Việt Nam, nhằm đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng chính trị, phục vụ có hiệu quả công tác tư tưởng – văn hóa và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xử lý, ngăn chặn hoạt động trái pháp luật; phát hiện biểu dương các nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong hoạt động xuất bản. Việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản góp phần bổ sung và hoàn thiện chính sách, pháp luật, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch xuất bản, từ đó đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động xuất bản.
2.7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản
Theo nội dung thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và triển khai công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với ấn phẩm xuất bản có giá trị cao được quy định trong Luật xuất bản 2012. Theo đó, việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản và tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao cũng tức là thực hiện khen thưởng, kỷ luật là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước nhằm động viên kịp thời các cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động xuất bản. Đồng thời cũng cần xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về xuất bản bởi khen thưởng hay kỷ luật đúng có tác động tích cực trong hoạt động quản lý. Để thực hiện được điều đó, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải thường xuyên nắm vững các hoạt động của các cơ quan, tổ chức khi tham gia hoạt động xuất bản, in, phát hành để đề nghị các hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật phù hợp.