Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch? Nội dung quản lý nhà nước về du lịch?
Tất cả các ngành kinh tế của nước ta đều được đặt dưới sự quản lý của nhà nước, đặc biệt là ngành du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Quản lý nhà nước về du lịch đóng vai trò quan trọng thông qua những công cụ quản lý nhà nước nhằm tác động tích cực vào các hoạt động du lịch, tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh, định hướng phát triển ngành Du lịch. Vậy nội dung quản lý nhà nước về du lịch bao gồm những gì?
Luật sư
1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch?
Khoản 1 Điều 3
Quản lý nhà nước là sự tác động của nhà nước bằng quyền lực nhằm quản lý xã hội, mang tính quyền lực nhà nước; sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội; do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện; nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động bằng quyền lực của Nhà nước đối với ngành du lịch nói chung và các hoạt động du lịch nhằm tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịch góp phần đẩy mạnh kinh tế mà vẫn bảo tồn được tài nguyên, duy trì và phát triển văn hóa, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.
Ví dụ về quản lý nhà nước về du lịch: Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có hành vi
Như vậy, đối với những vi phạm hành chính của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thì Nhà nước đã có các quy định xử phạt, điều này thể hiện sự quản lý và tác động của Nhà nước lên các hoạt động du lịch.
2. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch?
2.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Chính phủ
Chính phủ nắm quyền quản lý nhà nước về du lịch và thống nhất quản lý nhà nước về du lịch.
Theo quy định của Điều 73
– Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch; danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia;
– Điều phối, liên kết các hoạt động du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh;
– Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch;
– Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch;
– Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch;
– Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch;
– Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài;
– Quản lý, tổ chức thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép, thẻ hướng dẫn viên du lịch và các văn bản chứng nhận khác về hoạt động du lịch;
– Xã hội hóa hoạt động đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch;
– Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
Như vậy Chính phủ nắm giữ vai trò quan trọng trong tổ chức và quản lý du lịch với sự giúp sức và phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các cơ quan này nắm vai tròn quan trọng trong thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch; danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia.
2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Theo quy định của Điều 74 Luật du lịch 2017 thì Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch như sau:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực du lịch; huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển du lịch; lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển du lịch trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
– Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách về tài chính, thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch; bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia.
– Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, cung cấp hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công, dịch vụ chất lượng cao để phát triển du lịch, xây dựng hệ thống cửa hàng miễn thuế phục vụ khách du lịch tại một số địa bàn du lịch trọng điểm; lồng ghép xúc tiến du lịch trong xúc tiến thương mại.
– Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam; tham mưu chính sách về thị thực phục vụ phát triển du lịch.
Như vậy, sau trách nhiệm của Chính phủ về quản lý nhà nước về du lịch thì các Bộ và cơ quan ngang bộ là các cơ quan nắm giữ vai trò trực tiếp và chủ yếu trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ tùy vào chức trách và nhiệm vụ của mình mà phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện các chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư, chính sách về thuế và tài chính, các chính sách khuyến khích sản xuất, tuyên truyền quảng bá…cho sự phát triển của du lịch.
2.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Ủy ban nhân dân các cấp
Theo quy định của Điều 75 Luật du lịch 2017 Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước và du lịch như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương.
– Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;
+ Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;
+ Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;
+ Tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch;
+ Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch có sự quản lý từ Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp. Sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động quản lý sẽ giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng khu vực cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước.