Quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước về điều kiện kinh doanh đối doanh nghiệp kiểm toán độc lập.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi là nhà nước quản lý về điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kiểm toán độc lập được quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Quản lý Nhà nước về điều kiện kinh doanh đối doanh nghiệp kiểm toán độc lập bao gốm:
Thứ nhất, điều kiện về chủ thể
Kinh doanh là hoạt động rất năng động và phức tạp.Hoạt động kinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có sự tác động của các quy định luật kinh tế. Sự tồn tại phát triển hay đổ vỡ của một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tới khách hàng, giới doanh nghiệp và thậm chí là toàn bộ nền kinh tế. Có thể thấy phần lớn các doanh nghiệp đổ vỡ do sự yếu kém về năng lực quản lý. Chính vì thế mà hầu hết các nước đều quy định về giới hạn độ tuổi và năng lực hành vi dân sự đối với người thành lập và quản lý kinh doanh nhằm hạn chế những rủi ro không đáng có cho những chủ thể bị hạn chế hoặc không có năng lực hành vi dân sự. Đối với một số đối tượng sự tham gia kinh doanh của họ ảnh hưởng đến khả năng phát triển ổn định của nền kinh tế, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, Nhà nước cũng không thừa nhận hoạt động thành lập, quản lý doanh nghiệp của họ. Cụ thể, được quy định tại Nghị định số 17/2012/NĐ – CP quy định cụa thể như sau:
“Điều 6. Thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.
2. Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn.
3. Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.
Điều 7. Mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
2. Kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.”
Có thể thấy là doanh nghiệp kiểm toán phải có ít nhất hai thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp
Thứ hai, điều kiện về chứng chỉ
Thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ kiểm toán viên. Trường hợp công ty hợp danh kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản…) thì thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật;
Thứ ban, điều kiện về vốn
“Điều 5. Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.
2. Trong quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để các cá nhân, tổ chức có ý tưởng thành lập doanh nghiệp, kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận là họ có một nguồn lực tài chính nhất định. Không một tỏ chức, cá nhân nào có quyền cản trở việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên đối với một số ngành, nghề kinh doanh đặc thù đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu về vốn kinh doanh, cụ thể đối với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán độc lập là 3 (ba) tỷ và tới năm 2015 là 5 (năm) tỷ, tỷ lệ vốn góp tuân thủ quy định tại Điều 5, 6,7 Nghị định trên. Vai trò của Nhà nước ở đây là đảm bảo sự an toàn cho các chủ nợ và cho cả nhà đầu tư kinh doanh trong những ngành, nghề đòi hỏi vốn lớn, có tính chất kinh doanh đặc thù. Mục đích của quy định này nhằm đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất nhất định cho haotj động kinh doanh của doanh nghiệp vận hành được, đảm bảo khả năng chi trả cho các khoản vay ngân hàng và các khoản thanh toán với khách hàng của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định vốn pháp định phải được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cụ thể là các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và giấy xác nhận của ngân hàng là một trong các giấy tờ là điều kiện cần để doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh. Cùng với giấy phép kinh doanh và các giấy tờ khác, xác nhận vốn điều kiện của công ty, vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp tư nhân, không thấp hơn vốn pháp định cũng là công cụ để Nhà nước thực hiện việc quản lý đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Vũ Hồng Ngọc