Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường? Nguyên tắc bảo vệ môi trường? Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường?
Môi trường có những vai trò vô cùng quan trọng và là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên hay nhân tạo có tác động to lớn tới sự tồn tại cũng như phát triển của con người và sinh vật trên trái đất. Chính vì vậy, hoạt động bảo vệ môi trường được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm và phát triển nhằm mục đích giữ gìn, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường hay đưa ra các biện pháp ứng phó đối với sự cố môi trường thông qua đó khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường giúp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành, sạch đẹp.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:
1.1. Khái niệm về quản lý môi trường:
– Quản lý môi trường là một hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu.
– Quản lý môi trường được hiểu là sự tác động liên tục và có tổ chức, mục đích của các chủ thể quản lý môi trường lên các cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, hoạt động quản lý môi trường sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra trước đó sao cho phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.
Như vậy, theo khái niệm nêu trên ta nhận thấy quản lý môi trường gồm nhiều hình thức khác nhau như sau:
+ Quản lý nhà nước về môi trường.
+ Quản lý môi trường do các tổ chức phi chính phủ thực hiện.
+ Quản lý môi trường dựa trên cơ sở cộng đồng.
+ Quản lý môi trường có tính tự nguyện.
Nhận thấy quản lý môi trường cũng cho thấy được sự tác động liên tục, có tổ chức và có chủ đích của mình đối với chủ thể quản lý chính là việc tổ chức thực hiện các chức năng quản lý môi trường từ đó hướng tới việc nhằm phối hợp mục tiêu và các động lực hoạt động của mọi người nằm trong hệ thống môi trường để đạt được mục tiêu chung là bảo vệ môi trường.
1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước về môi trường:
– Quản lý nhà nước về môi trường được hiểu là quá trình mà Nhà nước thông qua việc thực hiện các chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia.
– Dưa trên cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về môi trường là luật, các quy định dưới luật của các ngành chức năng và các tiêu chuẩn. Đối với các nước đang phát triển thì xây dựng một bộ máy quản lý nhà nước về môi trường có hiệu lực là một mục tiêu rất quan trọng và được chú trọng phát triển trong thực tiễn.
– Theo từng giai đoạn khác nhau mà chức năng quản lý nhà nước về môi trường có các chức năng chính sau đây:
+ Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường.
+ Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng tổ chức nhằm hình thành các nhóm chuyên môn hóa, các thành phần cấu thành hệ thống môi trường.
+ Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng điều khiển nhằm phối hợp hoạt động giữa các nhóm.
+ Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình hoạt
động.
+ Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng điều chỉnh nhằm sửa chữa, khắc phục các sai sót nảy sinh trong quá trình hoạt động.
– Quản lý nhà nước về môi trường có các nhiệm vụ chính sau đây, bao gồm:
+ Quản lý nhà nước về môi trường có các nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức bảo vệ môi trường trong đó nhà nước thực hiện bảo vệ tài nguyên và môi trường đặc biệt tài nguyên trước những hành vi có tính xâm hại đến tài sản chung của quốc gia.
+ Quản lý nhà nước về môi trường có các nhiệm vụ phân phối nguồn lợi chung trong đó nhà nước là người đại diện cho xã hội, người chủ của công sản giao nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho những người đủ điều kiện để họ khai thác, chế tác.
+ Quản lý nhà nước về môi trường có các nhiệm vụ tổ chức khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường quốc gia trong đó nhà nước tác động vào quá trình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đúng mức, đúng lúc và phù hợp với mối quan hệ cung cầu.
+ Quản lý nhà nước về môi trường có các nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức toàn dân bảo vệ môi trường.
+ Quản lý nhà nước về môi trường có các nhiệm vụ phối hợp hành động quốc gia với quốc tế.
2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường:
Theo quy định tại Điều 4,
– Nguyên tắc thứ nhất: bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
– Nguyên tắc thứ hai: bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
– Nguyên tắc thứ ba: bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
– Nguyên tắc thứ tư: bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
– Nguyên tắc thứ năm: bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Nguyên tắc thứ sáu: hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
– Nguyên tắc thứ bảy: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.
– Nguyên tắc cuối cùng: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Các nguyên tắc quản lý môi trường:
– Phải bảo đảm tính hệ thống: Nhiệm vụ của quản lý môi trường là trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về trạng thái hoạt động của đối tượng quản lý để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy sự hoạt động đều đặn, cân đối, hài hòa của hoạt động quản lý môi trường nhằm hướng tới mục tiêu đã định của hệ thống.
– Phải bảo đảm tính liên tục và nhất quán: Nguyên tắc này đảm bảo tính nhất quán, liên tục của các tác động quản lý môi trường.
– Phải bảo đảm tính tổng hợp: Trên thực tế, các hoạt động sản xuất thường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa dạng và phổ biến tuy nhiên dù dưới hình thức nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra sao, mạnh hay yếu, trực tiếp hay gián tiếp đều gây ra tác động tổng hợp lên đối tượng quản lý. Chính vì thế, các quyết định cần phải tính đến các tác động tổng hợp và hậu quả của chúng trên thực tế.
– Phải bảo đảm tập trung dân chủ: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế và xã hội. Quản lý môi trường được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau, vì thế cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, tối ưu giữa các cấp này và đảm bảo dân chủ trong quản lý môi trường.
– Nhà nước phải kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: Nếu không kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý môi trường.
– Kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: Quản lý môi trường trước hết là quản lý các hoạt động phát triển do con người tiến hành. Con người dù là tập thể hay cá nhân đều có những lợi ích, nhu cầu và nguyện vọng nhất định chính bởi vậy, một trong những nhiệm vụ của quản lý môi trường là cần phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích và đảm bảo hoạt động quản lý môi trường diễn ra hiệu quả.
– Kết hợp hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế và xã hội: Như vậy, ngay từ đầu của hoạt động quản lý môi trường phải kết hợp chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên môi trường với quản lý kinh tế và xã hội thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có tầm bao quát và tổng hợp giúp gắn kết các đầu tư về môi trường vào kinh tế và xã hội.
– Một nguyên tắc vô cùng quan trọng nữa đó là cần tiết kiệm và hiệu quả: Tiết kiệm và hiệu quả có liên quan chặt chẽ với nhau trong hoạt động quản lý môi trường. Cần phải đảm bảo hoạt động quản lý môi trường sao cho hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo tiết kiệm, phù hợp với ngân sách Nhà nước.
3. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:
Theo quy định của pháp luật, nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định như sau:
– Nhà nước xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
– Nhà nước tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
– Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức xác nhận
– Đưa ra các chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.
– Ban hành các quy định cụ thể và thực hiện việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.
– Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Thực hiện tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Cần chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
– Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.