Nội dung nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
Nội dung nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Anh/ chị có thể làm rõ nguyên tắc tại điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, và cho ví dụ minh họa trong từng trường hợp để giúp e hiểu rõ:
– Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần
– Nhiều người cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều phải chịu xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
– Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.”
Những nội dung mà bạn thắc mắc được hiểu như sau:
Thứ nhất, “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”. Hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần duy nhất, khi hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt (tức là cá nhân đã chịu trách nhiệm về hành vi của mình) thì không cơ quan, tổ chức, các nhân nào được phép xử phạt lại hành vi vi phạm hành chính đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi vượt đèn đỏ đã bị cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt ngay vào ngày hôm đó. Hành vi này đã bị xử phạt rồi thì không được xử phạt lại nữa.
Thứ hai, Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Khi 2 người trở lên cùng thực hiện hành vi vi phạm đáp ứng các điều kiện: cùng đủ điều kiện chủ thể để chịu trách nhiệm về hành vi, cùng thực hiện hành vi (hành vi của họ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục đích, để thực hiện được việc vi phạm pháp luật), cùng có lỗi… thì họ phải cùng chịu trách nhiệm về hành vi mà mình đã thực hiện.
Ví dụ: Nguyễn Văn A và Trần Văn B cùng có hành vi đánh bạc, số tiền đánh bạc thu giữ trên chiếu bạc được là 1.000.000 đồng. Đây là lần đầu vi phạm của A và B, do vậy A và B sẽ cùng bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc theo quy định tại pháp luật.
Thứ ba, Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Khi thực hiện 1 một hành vi vi vi phạm hành chính nếu đã đủ yếu tố cấu thành hành vi vi phạm (chủ thể, khách thể, mặt khác quan, mặt chủ quan) thì người đó phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và trên nguyên tắc chung là vi phạm lần nào thì sẽ bị xử lý về lần vi phạt. Nếu thực hiện nhiều hành vi vi phạm (các hành vi vi phạm có thể không liên quan đến nhau, các hành vi vi phạm có thể là 1 loại hành vi) và các hành vi này độc lập với nhau nếu còn trong thời hiệu xử lý vi phạm hành chính thì người này phải chịu trách nhiệm về tất cả các hành vi vi phạm đó.
Ví dụ 1: Ngày 1/1/2016 Hoàng Văn A có hành vi mua dâm đối với Nguyễn Thị C, ngày 5/1/2016 A lại có hành vi mua dâm với Đoàn Thị D. Ngày 10/1/2016 hành vi mua dâm bị phát hiện và bị Công an phường X xử phạt hành chính về 2 lần mua dâm, với mỗi lần mua dâm A bị phạt 600.000 đồng, tổng số tiền nột phạt là 1.200.000 đồng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Những hành vi bị nghiêm cấm trong xử phạt vi phạm hành chính
– Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi vi phạm hành chính
– Xử phạt vi phạm hành chính với cán bộ công chức
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại