Tìm hiểu về Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục? Tìm hiểu về nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW? Vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo?
Ngày nay, ta nhận thấy rằng, trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng với đó là sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục và đào tạo đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, giáo dục và đào tạo cũng đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc. Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của con người và xã hội hiện nay là không thể phủ nhận. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành những văn bản pháp luật quy định về giáo dục. Một trong số đó là Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục:
Tìm hiểu về nghị quyết:
Hiện nay, ta thấy rằng, pháp luật nước ta không có quy định cụ thể nào định nghĩa về Nghị quyết. Tuy nhiên, thực chất thì chúng ta cũng có thể hiểu Nghị quyết là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi đã được hội nghị thực hiện bàn bạc, thông qua bằng hoạt động biểu quyết, biểu thị ý kiến hay là những ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề cụ thể, nhất định.
Thẩm quyền ban hành nghị quyết:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4
– Quốc hội.
– Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
– Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
– Hội đồng nhân dân các cấp.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành, ta nhận thấy, còn có một hình thức là Nghị quyết liên tịch được các cơ quan phối hợp với nhau ban hành cụ thể chúng ta có thể kể đến như: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…
Tìm hiểu về Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục:
Giáo dục và đào tạo như chúng ta đều đã biết có những vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.
Giáo dục và đào tạo cũng được đánh giá là một hiện tượng xã hội, là hoạt động có tổ chức nhằm mục đích để thúc đẩy, bồi dưỡng và phát triển tri thức, nhận thức, kỹ năng và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, mỗi một chủ thể.
Giáo dục và đào tạo cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của giáo dục trở nên đặc biệt được coi trọng và là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới không chỉ với riêng Việt Nam.
Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết 29-NQ/TW có ba phần cụ thể như sau:
– Phần A: Tình hình và nguyên nhân
– Phần B: Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo:
Quan điểm chỉ đạo.
Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát; Mục tiêu cụ thể.
Nhiệm vụ, giải pháp.
– Phần C:
Tổ chức thực hiện.
2. Tìm hiểu về nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW:
Nghị quyết số: 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua.
Quan điểm chủ đạo của Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 đó là xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng chính là thực hiện đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
Trong quá trình đổi mới, chúng ta cũng rất cần phải kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới; kiên quyết thực hiện chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới cũng sẽ cần phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn sao cho dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Phát triển giáo dục và đào tạo cũng chính là việc giúp người dân nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học thì sẽ cần phải đi đôi với hành; lý luận thì cũng sẽ cần gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường cần có sự kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Phát triển giáo dục và đào tạo trên thực tế cũng cần phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan trên thế giới. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang việc cần chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời giáo dục và đào tạo cũng sẽ cần đáp ứng yêu cầu số lượng.
Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông lên giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo theo quy chuẩn của đất nước sao cho phù hợp, linh hoạt.
Cần chủ động phát huy đối với những mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm được định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Chúng ta cũng cần có sự phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện đúng dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
Mỗi người đều cần phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để có thể qua đó phát triển đất nước.
3. Vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo:
Giáo dục và đào tạo có những vai trò to lớn trong phát triển con người, thể hiện ở một số mặt cụ thể được nêu dưới đây:
– Trong quá trình đất nước ta phát triển kinh tế – xã hội, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn luôn có sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó trên thực tế cũng xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của các yếu tố con người, chủ thể của mọi sự sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của mỗi một quốc gia. Xây dựng và phát triển con người với trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về mặt tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời đây cũng là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì thế, giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay và cho đến sau này sẽ có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một quốc gia.
– Phát triển giáo dục – đào tạo cũng sẽ góp phần nâng cao dần về mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của môi trường quốc gia trên toàn thế giới.
– Sự phát triển của giáo dục – đào tạo cũng sẽ tạo ra một nguồn nhân lực có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt là có thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể nói, trong các nguồn lực để có thể phát triển đất nước, ta nhận thấy rằng, nguồn lực có trí tuệ là nhân tố cơ bản, quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Vì vậy, chính sách giáo dục có ý nghĩa đặc biệt, được coi là quốc sách hàng đầu của quốc gia.
Giáo dục con người Việt Nam sẽ cần phải phát triển một cách toàn diện và phát huy tốt nhất những tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi một cá nhân; xây dựng được một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, phù hợp gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm được đầy đủ các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo. Phấn đấu để từ thời điểm hiện tại cho đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam sẽ có thể đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.