Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời, phát triển khoảng thế kỷ VII TCN, gắn liền với sự phát triển của văn hóa Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Mời các bạn theo dõi nhé.
Mục lục bài viết
1. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc:
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp
B. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa
C. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội
D. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh té, chống xâm lược
Đáp án đúng là B
Giải thích: Việc phải chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài như Ấn Độ hay Trung Hoa không phải là cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc được hình thành dựa trên nhiều cơ sở khác nhau, trong đó có những cơ sở chính là dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội cộng với xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống xâm lăng.
2. Phân tích những điểm mới của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang (tổ chức nhà nước, kinh tế, xã hội, quân sự, quốc phòng):
Nước Âu Lạc và nước Văn Lang là hai quốc gia của Việt Nam, có những điểm giống nhau nhưng cũng có điểm khác biệt. Dưới đây là những điểm mới của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang ở một số lĩnh vực:
- Tổ chức nhà nước:
Nhà nước Âu Lạc có tổ chức nhà nước theo hình thức quân chủ, trong khi đó nhà nước Văn Lang có tổ chức nhà nước theo hình thức quân chủ thống chế. Cụ thể, bộ máy nhà nước thời Văn Lang đơn giản, còn sơ khai. Trong khi đó, bộ máy nhà nước thời Âu Lạc với tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn với việc Vua nắm giữ tất cả quyền điều hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước. Có quân đội mạnh, nhiều vũ khí tốt, có thành Cổ Loa phòng thủ kiên cố, hiểm trở và vững chắc. Điều này cho thấy sự phát triển của tổ chức nhà nước ở Âu Lạc đã có sự tiến bộ so với nhà nước Văn Lang.
- Kinh tế:
+ Sau nhiều thế kỷ phát triển, kinh tế Âu Lạc đã có nhiều tiến bộ đáng kể cả trong nông nghiệp (công cụ sản xuất nông nghiệp), thủ công nghiệp và chăn nuôi. Lưỡi cày bằng đồng được cải tiến và sử dụng phổ biến hơn. Lúa, khoai, gạo, đậu, rau củ ngày một nhiều hơn do cải tiến được công cụ sản xuất. Nghề gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim phát triển nhanh hơn.
+ Nước Âu Lạc cũng đã có những tiến bộ trong việc thực hiện các hoạt động thương mại và giao lưu với các nước khác.
- Xã hội:
+ Nước Âu Lạc có xã hội phát triển hơn so với nước Văn Lang với việc phát triển giáo dục và văn hóa.
+ Nước Âu Lạc cũng đã có sự tiến bộ trong việc đào kênh mương, xây dựng công trình công cộng như đường phố, kênh đào,…
+ Dân số tăng lên, sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng sâu sắc hơn. Chăn nuôi, đánh cá và săn bắt cũng đều phát triển.
+ Đời sống vật chất được gia tăng hơn, phong phú, dồi dào hơn. Ngoài đồ ăn quen thuộc (cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá,…), cư dân Âu Lạc còn ăn nhiều loại quả như chuối, cam,… Họ đã biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị. Dệt vải từ sợi đay, tơ tằm. Họ biết dùng đồ dùng sinh hoạt cải tiến hơn như bình, vò, thạp, mâm, chậu, .. bằng gốm, đồng, tre, nứa,…
+ Đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc như các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, đua thuyền,..được tổ chuwsv hàng năm.
- Quân sự, quốc phòng:
+ So với thời Văn Lang chưa có quân đội, khi có chiến tranh mới vận động trai tráng thì thời Âu Lạc đã có quân đội và lực lượng quốc phòng khá đông được tổ chức và phát triển hơn so với nhà nước Văn Lang. Nước Âu Lạc đã có sự tiến bộ trong việc sử dụng các vũ khí và chiến thuật quân sự.
+ Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố và chế tạo được nỏ thần bắn một lần được nhiều mũi tên. Một vài điểm đáng lưu ý về thành Cổ Loa như trong thành có lực lượng quân đội mạnh gồm hai bộ phận là thủy binh và bộ binh được trang bị vũ khí đầy đủ. Các thành đều có hào bao bọc xung quanh, rộng từ 10 – 30m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối sông Hoàng. Thành Cổ Loa có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000m. Chiều cao khoảng 5 – 10m, chân thành rộng từ 10 – 12m. Nhà vua Âu Lạc rất chú trọng bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. Cổ Loa vừa là kinh thành, vừa là “quân thành”, là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc.
3. Một số câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án:
Câu 1: Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang là gì?
A. Săn bắt thú rừng
B. Trông lúa nước
C. Đúc đồng
D. Làm đồ gốm
=> Đáp án đúng là B
Câu 2: Nhà nước Văn Lang:
A. Chia thành cấm quân và quân địa phương
B. Có vũ khí tiên tiến, hiện đại (nỏ Liên Châu)
C. Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố
D. Chưa có luật pháp và quân đội
=> Đáp án đúng là D
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các tín ngưỡng của người Việt cổ?
A. Thờ thiên chúa
B. Thờ các vị thần tự nhiên
C. Thờ cúng tổ tiên
D. Thờ các thủ lĩnh
=> Đáp án đúng là A
Câu 4: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
=> Đáp án đúng là A
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp biển
B. Có nhiều sông lớn, đồng bằng màu mỡ
C. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn
D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
=> Đáp án đúng là C
Câu 6: Điểm giống nhau về cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc do:
A. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi
B. Yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế
C. Thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn
D. Yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác
=> Đáp án đúng là A
Câu 7: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là:
A. Văn minh Đại Việt
B. Văn minh sông Mã
C. Văn minh Việt Nam
D. Văn minh sông Hồng
=> Đáp án đúng là D
Câu 8: Hiện vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Trống đồng Ngọc Lũ
B. Tượng phật Đồng Dương
C. Phù điêu Khương Mỹ
D. Tiền đồng Óc Eo
=> Đáp án đúng là A
Câu 9: Vào thế kỷ III TCN, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết kháng chiến chống quân xâm lược:
A. Tần
B. Hán
C. Triệu
D. Đường
=> Đáp án đúng là A
Câu 10: Nội dung nào sau đây không thể hiện nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Có nghi thức thờ thần Hủy diệt, thần Sáng tạo
B. Hoạt động âm nhjac, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống
C. Có tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh
D. Có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình
=> Đáp án đúng là A
THAM KHẢO THÊM: