Kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc - những người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng. Từ thời kỳ đồ đồng đến đồ sắt, họ đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ từ một nền kinh tế săn bắn và hái lượm sang nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:
A. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia
B. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như Đại Chiêm, Thị nại,…
C. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á
D. Kỹ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao
Đáp án: D. Kỹ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao
Trong các lựa chọn được đưa ra, đáp án D là biểu hiện rõ ràng nhất cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
Kỹ thuật luyện kim, đặc biệt là đồ đồng, đã đạt đến trình độ cao, phản ánh một nền kinh tế phát triển với nghề thủ công mỹ nghệ và thương mại phát triển. Sự thành thạo trong luyện kim không chỉ cho phép sản xuất vũ khí, công cụ lao động, đồ trang sức mà còn góp phần vào việc xây dựng các công trình kiến trúc và tượng đồng. Điều này cũng chứng tỏ một xã hội có tổ chức, phân công lao động rõ ràng và một hệ thống thương mại có quy mô.
Mặc dù các lựa chọn khác như cảng thị Óc Eo và sự mở rộng ảnh hưởng ra các quốc gia khác cũng là những dấu hiệu của sự phát triển, nhưng không có gì là rõ ràng và cụ thể bằng sự tiến bộ trong kỹ thuật luyện kim. Bởi đáp án D không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật mà còn phản ánh cả sự phát triển về mặt kinh tế-xã hội với việc tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường quyền lực quốc gia thông qua sức mạnh quân sự, kinh tế.
2. Ý nghĩa của phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:
- Sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và củng cố nhà nước đầu tiên của người Việt.
- Sự phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước, tạo điều kiện cho việc định cư và hình thành các cộng đồng cư dân ổn định.
- Việc hình thành các bộ lạc lớn, gần nhau về tiếng nói và hoạt động kinh tế, đã thúc đẩy sự liên kết giữa các cộng đồng, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
- Các yếu tố như thủy lợi và tự vệ cũng đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc phát triển kinh tế mà còn trong việc bảo vệ lãnh thổ , đối phó với các thách thức từ thiên nhiên và xâm lược ngoại bang.
- Sự phát triển kinh tế cũng tạo ra một lớp lao động nông thôn, là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành quốc gia và nhà nước, cũng như là cơ sở cho sự phát triển văn minh Văn Lang – Âu Lạc sau này.
3. Các câu hỏi vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
Đáp án: A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Giải thích:
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay).
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Có nhiều sông lớn, đồng bằng máu mỡ
B. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn
C. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
D. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp biển
Đáp án: B. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn
Giải thích:
Cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
- Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
- Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay và phía Đông giáp biển là những yếu tố vị trí địa lý thúc đẩy sự giao lưu tiếp xúc với các nền văn minh khác.
- Các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi, đảm bảo nguồn thức ăn đa dạng.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như sắt, đồng, chì, thiếc,…. là cơ sở để cư dân chế tạo các loại hình công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt.
Câu 3: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa nào dưới đây?
A. Văn hóa Óc Eo
B. Văn hóa Đông Sơn
C. Văn hóa Sa Huỳnh
D. Văn hóa Hòa Bình
Đáp án: B. Văn hóa Đông Sơn
Giải thích:
Văn minh văn là Âu Lạc còn có tên gọi là văn minh sông Hồng, Văn Minh Việt cổ, ra đời vào khoảng thế kỷ VII trước Công Nguyên, gắn với nền văn hóa Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc.
Câu 4: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là
A. Văn minh Đại Việt
B. Văn minh sông Mã
C. Văn minh Việt Nam
D. Văn minh sông Hồng
Đáp án: D. Văn minh sông Hồng
Giải thích:
Văn minh văn là u Lạc còn có tên gọi là văn minh sông Hồng, Văn Minh Việt cổ, ra đời vào khoảng thế kỷ VII trước Công Nguyên, gắn với nền văn hóa Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang, u Lạc.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Quý tộc là những người giàu, có thế lực
B. Nông dân tự do chiếm đại đa số dân cư
C. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội
D. Xã hội phân hóa thành hai tầng lớp: chủ nô và nô lệ
Đáp án: D. Xã hội phân hóa thành hai tầng lớp: chủ nô và nô lệ
Giải thích:
Cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
– Xã hội có sự phân hóa thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do và nô tì. Quý tộc là những người giàu, có thế lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
– Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.
Câu 6: Trong đời sống thường ngày, nam giới người Việt cổ mặc trang phục như thế nào?
A. Mặc áo ngắn, đóng khố, đi guốc mộc
B. Mặc áo the, đội khăn xếp, đi guốc mộc
C. Đóng khố, để mình trần, đi chân đất
D. Đóng khố, đi dép làm từ mo cau
Đáp án: C. Đóng khố, để mình trần, đi chân đất
Giải thích:
Trong đời sống thường ngày, nam giới người Việt cổ mặc trang phục đóng khố, để mình trần, đi chân đất.
Câu 7: Loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là
A. Nhà tranh vách đất
B. Nhà mái bằng xây từ gạch
C. Nhà trệt xây từ gạch
D. Nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa
Đáp án: D. Nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa
Giải thích:
Loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Việt cổ?
A. Nguồn lương thực chủ yếu là gạo nếp, gạo tẻ
B. Lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính
C. Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn từ gỗ, tre, nứa,…
D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là thuyền, bè
Đáp án: B. Lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính
Giải thích:
Hoạt động kinh tế chính của cư dân Việt cổ là nông nghiệp trồng lúa nước.
THAM KHẢO THÊM: