Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với hoạt động mua sắm thường xuyên? Trường hợp nào có thể áp dụng gói thầu mua sắm thường xuyên? Lựa chọn hình thức đấu thầu đối với gói thầu mua sắm thường xuyên? Xác định nguồn chi thuộc dự toán mua sắm thường xuyên?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về nội dung mua sắm thường xuyên trong hoạt động đấu thầu. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 73 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về nội dung mua sắm thường xuyên như sau:
Nội dung mua sắm thường xuyên (trừ trường hợp mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án; mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh) bao gồm:
– Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
– Mua sắm vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
– Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
– May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);
– Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
– Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);
– Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
– Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và hàng hóa khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;
Luật sư
– Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác;
– Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
– Các loại hàng hóa, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với hoạt động mua sắm thường xuyên
Tóm tắt câu hỏi:
Bên em đang lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho dự án thực hiện mua bóng đèn. Dự toán bên em được chi từ nguồn vốn chi thường xuyên. Vậy để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì bên em cần có căn cứ để lập thế nào? Căn cứ pháp lý mà bên em cần tham khảo? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Theo quy định của Luật đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Trước khi lập hồ sơ phải có kết quả phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quá trình lập sẽ căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên như sau:
+ Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;
+ Quyết định mua sắm được phê duyệt;
+ Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;
+ Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);
+ Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
2. Trường hợp nào có thể áp dụng gói thầu mua sắm thường xuyên?
Tóm tắt câu hỏi:
Dự án em là dự án ODA không hoàn lại, gói thầu kiểm toán độc lập không quá 500 triệu và thuê trụ sở văn phòng 600 triệu thì có thuộc mua sắm thường xuyên không (vì dự án đang định áp dụng chỉ định thầu với 2 gói thầu này)?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 46 Luật đấu thầu thì Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Điều kiện thứ nhất là phải sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên được quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư 58/2016/TT-BTC. Cụ thể, Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gồm:
– Nguồn ngân sách chi thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (không phải từ nguồn chi đầu tư phát triển);
– Trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư thì nguồn vốn để mua sắm thường xuyên là nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia;
– Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);
– Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm: Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; nguồn viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);
– Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
– Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;
– Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;
– Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
Điều kiện thứ hai là hàng hóa, dịch vụ phải thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trừ trường hợp mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án; mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh thì nội dung mua sắm thường xuyên bao gồm:
(1) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
(2) Đơn vị mua sắm các máy móc, trang thiết bị nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
(3) Mua sắm phương tiện vận chuyển như Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);
(4) Để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho đơn vị thì phải mua sắm nguyên nhiên liệu, xăng dầu, hóa chất, dược liệu, sinh phẩm chẩn đoán invitro, vật tư, vật liệu tiêu hao, công cụ, dụng cụ.
(5) May sắm trang phục ngành, trang phục phục vụ hoạt động đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định (ví dụ/; quần áo bác sỹ, y tá, quần áo bệnh nhân, phạm nhân và các loại trang phục đặc thù của ngành nghề khác), bảo hộ lao động (gồm cả mua sắm vật liệu, mẫu thiết kế và công may);
(6) Mua các sản phẩm công nghệ thông tin gồm có máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
(7) Nhằm tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ thì đơn vị cần mua sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ.
(8) Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ thuê trụ sở làm việc, nhà trạm, ô tô phục vụ công tác, vệ sinh công nghiệp; dịch vụ xử lý chất thải; dịch vụ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ thẩm định giá (nếu có); dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định; dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các dịch vụ phi tư vấn khác;
(9) Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để lập, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn khác trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị;
(10) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
(11) Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Như bạn trình bày, Dự án của bạn là dự án ODA không hoàn lại, bạn thực hiện gói thầu kiểm toán độc lập không quá 500 triệu và thuê trụ sở văn phòng 600 triệu.. Đối chiếu với quy định trên thì công ty bạn đáp ứng được điều kiện thứ nhất là đã sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên – nguồn vốn ODA không hoàn trả.
Đối với gói thầu thuê trụ sở làm việc là gói thầu dịch vụ phi tư vấn là gói thầu mua sắm thường xuyên, còn gói thầu kiểm toán độc lập nếu không phải trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị thì không thuộc gói thầu mua sắm thường xuyên, tuy nhiên, theo quy định thì việc áp dụng chỉ định thầu đối trong trường hợp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng. Như vậy, trong trường hợp gói thầu thuê trụ sở văn phòng có giá 600.000.000, kiểm toán độc lập giá trị 500.000.000 đồng thì không áp dụng được theo hình thức chỉ định thầu.
3. Lựa chọn hình thức đấu thầu đối với gói thầu mua sắm thường xuyên
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư! bên công ty tôi là doanh nghiệp “công ty TNHH nhà nước MTV” hàng năm thường xuyên mua sắm dầu nhớt, dầu thủy lực phục vụ vận hành xe ô tô với giá trị dưới 200 triệu đồng. Vậy công ty tôi áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn có đúng không? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh như sau:
“Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.”
Đối với gói thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh thực hiện theo quy định trên.
Hiện nay, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; trong đó khoản 1 Điều 18 và khoản 2 Điều 19 Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định: Gói thầu được áp dụng chào hàng cạnh tranh là có giá gói thầu không quá 2 tỷ đồng; chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 200 triệu đồng.
Do vậy, đối với gói thầu sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị: Việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính.
Công ty bạn là doanh nghiệp “công ty TNHH nhà nước MTV” hàng năm thường xuyên mua sắm dầu nhớt, dầu thủy lực phục vụ vận hành xe ô tô với giá trị dưới 200 triệu đồng được áp dụng theo quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn.
4. Xác định nguồn chi thuộc dự toán mua sắm thường xuyên
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Xin luật sư giải đáp dùm em thắc mắc sau: Theo Điều 54
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 10, Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
“Điều 10. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
1. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc.
2. Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này) hoặc kế hoạch, danh Mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).
4. Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
5. Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
6. Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có)”.
Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải đảm bảo các nội dung: Phê duyệt đúng thẩm quyền quyết định mua sắm đã được phân cấp, có nội dung, danh mục và dự toán mua sắm. Dự toán mua sắm thường xuyên được duyệt dựa trên khoản chi thường xuyên của cơ quan đơn vị. Căn cứ theo khoản 6, Điều 4
Luật sư tư vấn pháp luật dự toán chi thường xuyên: 1900.6568
Như vậy, việc xác định dự toán của đơn vị bạn có thuộc dự toán mua sắm thường xuyên hay không phải dựa trên quyết định giao dự toán thu, chi của cấp có thẩm quyền cho đơn vị. Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo điểm k, khoản 6, Điều 89 Luật đấu thầu 2013 chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu thuộc hành vi bị cấm trong đấu thầu.
Đơn vị của bạn đang ký kết hợp đồng với một đơn vị khoa học công nghệ trong đó có sử dụng vốn ngân sách để mua nguyên vật liệu (cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) tổng giá trị trên 200 triệu đồng. Đối với dự toán đã được phê duyệt, doanh nghiệp/đơn vị không được phép chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu. Đơn vị/doanh nghiệp bạn có thể xây dựng gói thầu dựa theo hình thức chào thầu từng phần nếu những phần này riêng biệt. Căn cứ theo khoản 5, Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì thực hiện theo các cách:
– Trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình;
– Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng hợp cao nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần;
– Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần.