Các nội dung cơ bản của hợp đồng cho thuê lại lao động? Vi phạm nội dung trong hợp đồng cho thuê lại lao động bị xử lý như thế nào?
Cho thuê lại lao động là hoạt động giữa hai bên bên doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động kí với nhau hợp đồng cho thuê lại lao động với những điều khoản và nội dung về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên khi thực hiện công việc này. Khi tiến hành thoa thuận xong thì sẽ đi đến kí kết hợp đồng cho thuê lại lao động và trong hợp đồng này phải chứa những nội dung cơ bản mà pháp luật quy định, vậy cụ thể các nội dung cơ bản của hợp đồng cho thuê lại lao động là những nội dung nào?
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Các nội dung cơ bản của hợp đồng cho thuê lại lao động:
Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết
Theo quy định của pháp luật thì cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định. Cụ thể theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
+ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
+ Không có án tích;
+ Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
– Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
* Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
– Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
+ Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
+
Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
– Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật là một trong các loại văn bản sau:
+ Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Bản sao được chứng thực từ bản chính
Các văn bản nêu trên nếu là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
+ Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính để được cấp giấy phép.
Sau khi được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp mới được tiến hành hoạt động cho thuê lại lao động.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Hợp đồng cho thuê lại lao động phải có các nội dung cơ quản được quy định tại Điều 55
“Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại
b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động
c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
d) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động
3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký với người lao động.”
Kết luận: như vậy pháp luật đã có quy định rất cụ thể về hợp đồng cho thuê lại lao động mà có thể căn cứ vào đó các bên xác lập với nhau những điều khoản để thực hiện việc cho thuê lại lao động, thông qua hợp đồng đó là hình thức để ràng buộc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với hoạt động này, khi một trong các bên vi phạm hợp đồng thì sẽ chịu trách nhiệm về vi phạm đó và có thể nếu gây thiệt hại cho bên còn lại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định. Pháp luật đã quy định về nội dung cơ bản khi đi đến kí kết với nhau hợp đồng cho thuê lại lao động và dựa theo đó mà các bên phải tuân theo.
2. Vi phạm nội dung trong hợp đồng cho thuê lại lao động bị xử lý như thế nào?
Theo
Nếu hai bên đã kí kết với nhau hợp đồng cho thuê lại lao động giữa hai bên đó là bên doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động và trong hợp đồng có ghi rõ các điều khoản về thỏa thuận đối với hoạt động cho thuê lại lao động mà khi thực hiện thì một trong hai bên vi phạm hợp đồng, Theo đó nếu trường hợp mà người lao động không được đảm bảo quyền lợi khi làm việc cho bên thuê lại lao động, hay bên phía cho thuê lại lao động vi phạm về quy định cho thuê lại lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật như chúng tôi nêu trên, cụ thể mức xử phạt có thê từ thấp nhất là 1.000.000 đồng đến mức cao nhất là 100.000.000 đồng, tùy vào hành vi vi phạm và những yếu tố cấu thành hành vi vi phạm mà xác định mức phạt đối với hành vi vi phạm. Như trên chúng ta thấy ngoài mức tiền xử phạt thì còn có hình thức xử phạt đối với hành vi này và có biện pháp khắc phục hậu quả rất hợp lý đối với hành vi vi phạm gây ra. Có thể nói để quan hệ cho thuê lại lao động phát triển tốt hơn và răn đe những hành vi vi phạm đó thì quy định này là hoàn toàn hợp lý.
Ví dụ như tại khoản 4
” 4. Phạt tiền đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Như vậy nếu trong hợp đồng cho thuê lại lao đông đã thỏa thuận về tiền lương phải trả và sau đó thì bên cho thuê lại lao động vi phạm quy định này thì mức phạt tương ứng như chúng tôi nêu như trên có thể từ 10.000.000 đồng tới 100.000.000 đồng.