Tái thẩm là gì? Quyết định tái thẩm hình sự là gì? Nội dung, hiệu lực của quyết định tái thẩm hình sự?
Thủ tục xét lại bản án và quyết định có hiệu lực của
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
1. Tái thẩm là gì?
Theo như quy định tại Điều 397, Bộ luật Tố tụng Hình sự thì: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Qua đây ta có thể hiểu: Thủ tục tái thẩm là hình thức pháp lý mà Tòa án có thẩm quyền áp dụng để xét lại bản án hoặc quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị người có thẩm quyền kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, nhằm đảm bảo sự thật của vụ án được xác định khách quan, toàn diện và đầy đủ.
1.1. Đối tượng của tái thẩm
Đối tượng của tái thẩm là các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện ra những tình tiết mới. Việc xác định đối tượng của thủ tục tái thẩm có vai trò quan trọng. Đây là dấu hiệu để phân biệt sự khác nhau cơ bản về bản chất giữa thủ tục tái thẩm với các thủ tục xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Đối tượng tái thẩm có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối tượng của thủ tục tái thẩm cũng giống như đối thủ tục giám đốc thẩm là bản án hoặc quyết định của Tòa án chứ không phải tượng của là vụ án như ở cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm.
Thứ hai, bản án, quyết định là đối tượng của thủ tục tái thẩm phải là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đó là những bản án sơ thẩm nếu không có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Hoặc là những bản án đã qua đủ nai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.
Thứ ba, không phải mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực đều là đối tượng tái thẩm. Đối tượng của thủ tục tái thẩm chỉ có thể là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại bị kháng nghị vì phát hiện ra những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết khi ra bản án hoặc quyết định đó.
1.2. Mục đích của tái thẩm
Thủ tục tái thẩm là thủ tục pháp lý để xét lại tính có căn cứ của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án không có căn cứ thì sẽ bị hủy; khôi phục lại trình tự tố tụng để giải quyết lại vụ án hình sự nhằm khắc phục những sai lầm nghiêm trọng của Tòa án không có căn cứ thì sẽ bị hủy; khôi phục lại trình tự tố án trong việc xác định sự thật của vụ án, đảm bảo tính có căn cứ của các bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Tòa án có thẩm quyền tái thẩm không xét xử lại vụ việc mà chỉ là xem xét tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị. Xem xét xem tình tiết mới đó có ý nghĩa như thế nào đối với vụ án, có làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hay quyết định bị kháng nghị hay không. Qua đó kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định bị kháng nghị.
1.3. Ý nghĩa của thủ tục tái thẩm
Ý nghĩa chính trị của thủ tục tái thẩm:
Quy định về thủ tục tái thẩm là cơ chế đảm bảo nâng cao trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, đảm bảo thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, công bằng, bảo vệ triệt để các quyền cơ bản nhất của công dân. Bên cạnh đó, chế định tái thẩm còn góp phần bảo đảm hiệu quả hoạt động và tính độc lập của các cơ quan tư pháp, qua đó, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân … Đây là những nhân tố cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay. Đặc biệt là trong hoạt động tư pháp hình sự, nơi mà hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng mang tính quyền lực Nhà nước rất cao, ảnh hưởng quyết định các quyền cơ bản của công dân như quyền sống, quyền tự do thân thể.
Có thể nói, bằng việc xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lục pháp luật khi xuất hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, tái thẩm đã góp phần đảm bảo cho vụ án được giải quyết đúng đắn có căn cứ, đảm bảo cho pháp luật được áp dụng một cách đúng đắn và thống nhất trong hoạt động xét xử. Pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh sẽ đảm bảo quyền công bằng cho người dân trước pháp luật, đảm bảo cho pháp luật ngày càng thể hiện và nắm giữ vai trò tối thượng trong đời sống nhà nước cũng như đời sống xã hội – đây là yếu tố tiên quyết trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
– Ý nghĩa xã hội của thủ tục tái thẩm:
Phương châm chính của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng , chống tội phạm là chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan, sai người vô tội. Nhưng trong thực tiễn điều tra , truy tố và xét xử sự cho thấy vì những lý do khác nhau nên vụ án hình sự không bảo vệ được lợi ích của xã hội, quyền lợi của mọi công dân. Từ đó , khiến cho người dân mất lòng tin vào các cơ quan tư pháp cũng như mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước.
Do vậy, Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành quy định về thủ tục xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để nhằm sửa chữa những sai sót đó. Vì lẽ đó, thủ tục tái thẩm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần đảm bảo uy tín của cơ quan tư pháp nói chung và của Tòa án nói riêng.Đồng thời, với việc xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm sẽ tránh được tình trạng oan, sai, xử lý đúng người, đúng tội, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, ổn định trật tự xã hội.
2. Quyết định tái thẩm là gì?
Từ những phân tích về tái thẩm ta có thể hiểu đơn giản Quyết định tái thẩm hình sự là quyết định Hội đồng tái thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra. Quyết định tái thẩm hình sự được đưa ra sau khi Hội đồng tái thẩm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 hiện chưa có quy định cụ thể về Quyết định tái thẩm hình sự nhưng ta có thể thấy sau khi nghiên cứu Bộ luật thì Quyết định tái thẩm cũng có những điểm tương đồng với Quyết định tái thẩm hình sự ( dựa vào Điều 403, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
“Điều 402. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
4. Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.”
Qua điều luật ta có thể thấy:
Kháng nghị không được chấp nhận khi những căn cứ đưa ra trong kháng nghị không phải là tình tiết mới hoặc khi Hội đồng tái thẩm thấy tình tiết đó tuy là mới nhưng lại không làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật . Đồng thời , với việc không chấp nhận kháng nghị thì Hội đồng tái thẩm sẽ giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có Hiệu lực pháp luật.
Khi căn cứ kháng nghị được chấp thuận. Tức là bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật là sai lầm, nếu không có căn cứ để đình chỉ vụ án thì Hội đồng tái thẩm phải ra quyết định hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Hội đồng tái thẩm có thể hủy bản án, quyết định có hiệu lực bị kháng nghị và đình chỉ vụ án, cụ thể là: không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Hội đồng tái thẩm có thể hủy và đình chỉ toàn bộ vụ án hoặc chỉ hủy và đình chỉ một phần của vụ án nếu căn cứ để hủy và đình chỉ vụ án chỉ liên quan đến từng phần của bản án .
3. Nội dung, hiệu lực của quyết định tái thẩm hình sự
3.1. Nội dung của quyết định tái thẩm vụ án hình sự
Theo như quy định tại Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 và qua nghên cứu thì nội dung của quyết định tái thẩm bao gồm:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa;
+ Họ tên các thành viên Hội đồng giám tái thẩm;
+ Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phiên tòa;
+ Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám tái thẩm;
+ Tên, tuổi, địa chỉ của người bị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám tái thẩm;
+ Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
+ Quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị;
+ Nhận định của Hội đồng giám tái thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
+ Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự mà Hội đồng giám tái thẩm căn cứ để ra quyết định;
+ Quyết định của Hội đồng giám tái thẩm. Quyết định giám tái thẩm là văn bản sẽ có hiệu lực pháp luật do đó nội dung của quyết định cần chính xác và đầy đủ.
3.2. Hiệu lực của quyết định tái thẩm hình sự
Quyết định của Hội đồng tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng tái thẩm phải gửi quyết định tái thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát,