Quyết định giám đốc thẩm là gì? Nội dung của quyết định giám đốc thẩm? Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm?
Mục tiêu được nhà nước pháp quyền hướng đến là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn. Đối với việc tố tụng hình sự, thông qua thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự, Tòa án bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan một cách toàn diện. Khi phát hiện bản án, quyết định có sai lầm, vi phạm nghiêm trọng, xâm phạm đến các lợi ích hợp pháp của công dân thì Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm và đưa ra quyết định giám đốc thẩm nhằm giải quyết sai lầm của bản án, quyết định của tòa án có sai phạm. Vậy quyết định giám đốc thẩm có nội dung, hiệu lực như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu những vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về thủ tục giám đốc thẩm nói chung cũng như nội dung và hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm nói riêng.
1. Quyết định giám đốc thẩm là gì?
Theo Điều 370
Theo đó, giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó. . Hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm với vai trò xét xử các vụ việc hay bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật khi có đơn khởi kiện hay kháng cáo, kháng nghị. Còn đối với giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Quyết định giám đốc thẩm là quyết định do Hội đồng giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra. Quyết định giám đốc thẩm được đưa ra sau khi có Hội đồng giám đốc thẩm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Nội dung và hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm được Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể.
2. Nội dung của quyết định giám đốc thẩm?
Quyết định giám đốc thẩm được quy định tại Điều 394 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
“1. Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định giám đốc thẩm có các nội dung:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa;
b) Họ tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm;
c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phiên tòa;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, tuổi, địa chỉ của người bị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm;
e) Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.”
Quyết định giám đốc thẩm được đưa ra bởi Hội đồng giám đốc thẩm, việc xem xét lại bản án, quyết định của tòa án và đi đến quyết định giám đốc thẩm sẽ nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật. Quyết định giám đốc thẩm cần phải có đầy đủ các nội dung: ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa; họ tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm; họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phiên tòa; tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm; tên, tuổi, địa chỉ của người bị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm; tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị; nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định; quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm. Quyết định giám đốc thẩm là văn bản sẽ có hiệu lực pháp luật do đó nội dung của quyết định cần chính xác và đầy đủ.
3. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm?
Điều 395 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm như sau:
“1. Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người đã kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, học tập.”
Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. Quy định về thời hạn Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị kết án và để việc thi hành án được kịp thời.
Trong thời hạn mời ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải giải quyết định giám đốc thẩm cho Người bị kết án, người kháng nghị Tòa án Viện kiểm sát,
Đối với thời hạn chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại:
+ Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
+ Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật tố rung hình sự, ở nước ta Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử Tòa án cấp sơ thẩm có nhiệm vụ xét xử lần đầu vụ án và Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thảm ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Vì vậy, giám đốc thảm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một chủ tục tố tụng đặc biệt có nhiệm vụ xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án nhằm bảo đảm việc xử lý được chính xác
Như vậy, đối với thủ tục giám đốc thẩm, khác với thủ tục phúc thẩm, việc giám đốc thẩm vụ án chỉ có thể được tiến hành khi có kháng nghị của những người có thẩm quyền đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đối tượng của việc xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm rộng hơn đối tượng của xét xử phúc thẩm. Nó có thể là bất kỳ bản án hoặc quyết định nào của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (bản án, quyết định sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bị kháng nghị do phát hiện có vi phạm pháp luật, trừ các quyết định của Hội đồng Thẩm phán
Do đối tượng của giám đốc thẩm là các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, để bảo đảm sự ổn định của các bản án, quyết định này chỉ trong trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì bàn ăn hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới bị kháng nghi theo thủ tục giám đốc thẩm và mới được xem xét lại. Việc quy định hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị kết án và để việc thi hành án được kịp thời, tránh việc chậm trễ trong quá thi hành án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án.