Thẩm phán và hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử. Họ đại diện cho Tòa án và nhân danh nhà nước để xét xử.
Thẩm phán và hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử. Họ đại diện cho Tòa án và nhân danh nhà nước để xét xử. Như vậy, ta đã khẳng định được một điều: nguyên tắc:
“Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
Là một nguyên tắc đặc trưng mà pháp luật chỉ quy định cho Tòa án – cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể ở đây là
Độc lập theo cách hiểu chung nhất là các chủ thể tự mình tồn tại, hoạt động không lệ thuộc, nương tựa vào ai, vào bất cứ cái gì. Trong Tố tụng dân sự, tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thể hiện ở chỗ: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải tự mình nghiên cứu hồ sơ, phải tìm hiểu, phân tích kỹ các chứng cứ, các tình tiết cụ thể của vụ án trong tất cả các mối liên hệ của nó và dựa vào niềm tin nội tâm để đánh giá chúng. Đồng thời tại phiên tòa, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải chú ý lắng nghe những ý kiến của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, phân tích, đánh giá, tổng hợp chúng, sau đó căn cứ vào các quy định của pháp luật mà ra bản án hoặc các quyết định khác. Việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cũng vậy, nó mang tính độc lập, nhưng không có ý nghĩa là biệt lập, đối lập với các hiện tượng tố tụng cũng như các hiện tượng pháp lý khác. Một trong những cơ sở quan trọng và gần gũi nhất của sự độc lập này là những quy định pháp luật của nhà nước.
“Chỉ tuân theo pháp luật”, đó là một cụm từ chỉ phạm vi được hạn định cho Hội đồng xét xử. Nghĩa là ngoài pháp luật ra họ không được tuân theo một cái gì hoặc một ai khác. Họ không phải chịu bất kỳ một sự can thiệp nào từ bên ngoài. Tuân theo pháp luật là quyền của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Pháp luật trao cho họ quyền họ phải được sử dụng đầy đủ, thực hiện tốt quyền đó. Không ai, bằng cách này hay cách khác được xâm phạm đền quyền của họ. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân là phải tôn trọng quyền độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. “Chỉ tuân theo pháp luật” vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Là quyền nó đảm bảo cho sự độc lập xét xử của họ. Là nghĩa vụ nó đặt ra yêu cầu buộc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải luôn trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như bản lĩnh nghề nghiệp, tránh những tác động tiêu cực xấu từ bên ngoài ảnh hưởng đến cũng như do kiến thức pháp luật còn hạn chế mà gây ra những hậu quả khó lường. Tuân theo pháp luật ở đây có nghĩa là tuân theo cả luật nội dung và luật hình thức. Hiện nay thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết các vụ kiện về dân sự, lao động, kinh doanh – thương mại, hôn nhân và gia đình. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải căn cứ vào quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan (như Luật dân sự, Luật lao động,
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một nguyên tắc hiến định. Nó được quy định cho các cấp Tòa án khi xét xử một loại vụ án theo cả thủ tục tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng kinh tế. Tuy vậy với tư cách là một ngành luật độc lập, nguyên tắc được thực hiện trong tố tụng dân sự có một bản sắc riêng của nó.