Hiện nay, khi cá nhân phục vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân thì nơi cư trú của quân nhân được xác định như thế nào? Liệu hộ khẩu của quân nhân có giống như những đối tượng thông thường khác. Với bài viết này, chúng tôi xin cung cấp những quy định về hộ khẩu của quân nhân như sau:
Mục lục bài viết
1. Nơi cư trú của quân nhân là gì?
Nơi cư trú của quân nhân là nội dung được quy định tại Điều 44
Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Bộ luật này.
Căn cứ Điều 16 Luật Cư trú năm 2006 được sửa đổi năm 2013 quy định nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân như sau:
”1. Nơi cư trú của người đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân.
2. Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.”
Nơi cư trú của quân nhân trong tiếng Anh được hiểu là Residence of military personnel.
Định nghĩa về nơi cư trú của quân nhân trong tiếng Anh được hiểu như sau:
”The residence of a soldier is the content specified in Article 44 of the Civil Code 2015, whereby the residence of a soldier performing military service is the place where his unit is stationed.
The residence place of military officers, professional soldiers, defense workers and officers is the place where his unit is stationed, unless they have a residence as prescribed in Clause 1, Article 40 of the Code.”
Nơi cư trú cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống theo điều 40 Bộ luật dân sự năm 2015,trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.
2. Về xác định nơi cư trú của quân nhân:
Điều 44 Bộ luật dân sự quy định về nơi cư trú của quân nhân. Theo đó, nơi cư trú của quân nhân được xác định đối với hai trường hợp cụ thể:
Thứ nhất: Với quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì nơi cư trú của họ là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân;
Thứ hai: Với quân nhân là sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, do họ không phải là quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nơi cư trú của họ vẫn được xác định theo nguyên tắc xác định nơi cư trú của cá nhân tại Điều 40. Trong trường hợp họ không có nơi cư trú xác định tại Điều 40 thì nơi cư trú của họ là nơi đơn vị của họ đóng quân.
Điều 44 BLDS năm 2015 kế thừa nguyên vẹn quy định tại Điều 56 BLDS năm 2005.
Ngoài ra, căn cứ Điều 3 Thông tư 35/2014/TT-BCA, nơi cư trú của Quân nhân ở trong doanh trại hoặc ở ngoài doanh trại được xác định như sau:
”1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở ngoài doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì thực hiện đăng ký cư trú theo quy định của Luật Cư trú và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân; người đang làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì quản lý cư trú theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.”
Như vậy, theo quy định trên, nếu Quân nhân ở ngoài doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật Cư trú hiện hành. Còn trường hợp nếu Quân nhân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì quản lý cư trú theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Quân nhân có được cùng lúc có hai sổ hộ khẩu không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Cư trú hiện hành quy định quyền của công dân về cư trú như sau:
”Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Cư trú hiện hành quy định nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú như sau:
”Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi.”
Theo quy định trên, Quân nhân có quyền lựa chọn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cho mình nhưng chỉ được phép đăng ký thường trú tại một nơi. Khi phục vụ trong Quân đội nhân dân hay Công an nhân dân, cá nhân đó có quyền chuyển hộ khẩu tới nơi đơn vị đóng quân. Việc muốn chuyển hộ khẩu thường trú từ nơi đăng ký thường trú hiện tại sang nơi đơn vị người đó đóng quân, cần phải đáp ứng quy định của Luật Cư trú.
Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ mới, quân nhân bắt buộc phải xóa đăng ký thường trú ở nơi đăng ký thường trú cũ theo quy định tại điểm đ Khoản 1, Điều 22 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 về xóa đăng ký thường trú quy định:
”Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.”
Như vậy, đối chiếu các quy định trên, Quân nhân không được phép đăng ký thường trú tại hai tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác nhau. Khi chuyển hộ khẩu tới địa chỉ mới thì Quân nhân sẽ bị xóa hộ khẩu ở địa chỉ cũ và chỉ tồn tại một địa chỉ thường trú để đảm bảo quyền và lợi ích cho công dân và quá trình quản lý cư trú tốt nhất của cơ quan có thẩm quyền.
4. Hồ sơ đăng ký thường trú cho quân nhân ngoài doanh trại:
Theo quy định khoản 2 Điều 3 Thông tư 35/2014/TT-BCA, trường hợp Quân nhân phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì quản lý cư trú không áp dụng theo quy định Luật Cư trú hiện hành. Quân nhân phải chuyển hộ khẩu tới nơi đơn vị người đó đóng quân và áp dụng theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Đối với trường hợp những Quân nhân ở ngoài doanh trại thì việc đăng ký thường trú sẽ áp dụng quy định Luật Cư trú 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2013. Hộ khẩu của Quân nhân theo địa chỉ thường trú cũ, hoặc Quân nhân có thể chuyển hộ khẩu tới nơi đơn vị đóng quân hiện tại. Những giấy tờ chuyển khẩu của quân nhân căn cứ Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
– Giấy chuyển hộ khẩu đối với trường hợp Quân nhân đăng ký thường trú ngoài doanh trại theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2013;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6
– Ngoài ra, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi đăng ký thường trú ngoài doanh trại thì phải có giấy giới thiệu hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị mình) như: Quyết định điều động, tuyển dụng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ, công chức, người thuộc quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Quyết định về nâng lương cán bộ, công chức; nâng lương, phong, thăng cấp bậc hàm;
Về thẩm quyền đăng ký thường trú cho Quân nhân ngoài doanh trại:
- Đối với trường hợp chuyển hộ khẩu theo đơn vị công tác tại thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã thành phố đó
- Đối với trường hợp chuyển hộ khẩu tới tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Về thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải đăng ký thường trú cho quân nhân. Trường hợp cơ quan Công an không giải quyết đăng ký thường trú cho Quân nhân thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người có yêu cầu.
Kết luận: Nơi cư trú của quân nhân cũng như nơi cư trú của các cá nhân khác, có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến dân sự và giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này.