Nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong các quan hệ dân sự giữa các cá nhân với nhau, cũng như trong các quan hệ giữa cá nhân với cơ quan nhà nước. Nơi cư trú của cá nhân là gì? Ý nghĩa và cách xác định nơi cư trú của cá nhân?
Mục lục bài viết
1. Nơi cư trú là gì?
Nơi cư trú là địa điểm khu vực mà cá nhân thường xuyên sinh sống và có hội khẩu thường trú, hoặc chính là nơi mà các cá nhân tạm trú và có đăng ký tạm trú.
Nơi cư trú của người trong độ tuổi thành niên là nơi cư trú của cha mạ, là nơi cư trú của người được giám hộ, nơi cư trú của vợ chồng là nơi vợ chồng thường chung sống. Nơi cư trú của quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự là nơi mà đơn vị đóng quân trừ trường hợp họ có hộ khẩu thường trú, … Nơi để đăng ký các thủ tục liên quan các vấn đề về nơi cư trú là ở các địa phương được thực hiện bởi các cán bộ công chức, viên chức.
Nơi cư trú của công dân:
– Nơi cư trú của công dân là nơi công dân thường trú hoặc tạm trú, mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú ở một nơi theo quy định của pháp luật và đó là nơi mà công dân thường xuyên sinh sống.
– Nơi ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc các cơ quan, tổ chức đang sinh sống. Hoặc cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc là ở nhờ theo quy định của pháp luật.
– Đối với chỗ ở hợp pháp do công dân thuê, mượn hoặc là ở nhờ một cá nhân hay tổ chức nào đó tại thành phố trực thuộc Trung ương thì phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
– Trường hợp không xác định được nơi cư trú của các công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân chính là nơi mà người đó đang sinh sống, có đóng dấu và xác nhận của Công an xã, phường và thị trấn nơi công dân sinh sống.
Nơi cư trú được hiểu trong tiếng Anh là Residence.
Một số cụm từ có liên quan đến nơi cư trú là:
– Địa chỉ thường sống – có nghĩa tiếng Anh là: The address usually lives;
– Nơi cư trú thường sống – có nghĩa tiếng Anh là: Place of residence usually lives;
– Địa chỉ thường xuyên sinh sống – có nghĩa tiếng Anh là: Address frequently live;
– Nơi cư trú thường xuyên – có nghĩa tiếng Anh là: Place of permanent residenc;
– Địa chỉ sinh hoạt cố định – có nghĩa tiếng Anh là: Fixed living address.
Một số đoạn văn sử dụng địa chỉ thường trú tiếng Anh là gì?
– Các văn bản pháp luật quy định về địa chỉ thường trú tiếng Anh là gì và cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú? – được dịch sang tiếng Anh là: What are legal documents governing permanent residence in English, and which agency receives permanent residence registration documents?
– Đăng ký địa chỉ thường trú là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân, góp phần tạo nên hoạt động quản lý cư trú của công dân tốt hơn – được dịch sang tiếng tiếng Anh là: Registration of permanent residence is the responsibility and obligation of each citizen, contributing to better management of citizenship.
– Bằng chuyên môn của mình các chủ thể cần định nghĩa thủ tục đăng ký địa chỉ thường trú tiếng Anh là gì nhằm hỗ trợ các chủ thể nước ngoài hiểu hơn về thủ tục này – dịch sang tiếng Anh là: With their expertise, you need to define what the procedure for registration of permanent residence in English is to help foreign entities better understand this procedure.
2. Ý nghĩa của việc xác định nơi cư trú của cá nhân:
Thông thường, nhiều người suy nghĩ nơi cư trú chỉ đơn giản là nơi ở của mình, tuy nhiên, trong quan hệ pháp luật, nơi cư trú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể kể đến:
– Là nơi cá nhân được bảo vệ các quyền công dân theo quy định của pháp luật.
– Là nơi cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong quan hệ hành chính như xác nhận sơ yếu lý lịch, tình trạng hôn nhân, tiền án, tiền sự…
– Là nơi công dân có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự như là mở thừa kế, xác định cá nhân mất tích hoặc đã chết, lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án, vụ việc…
Do đó, việc xác định không đúng nơi cư trú của một cá nhân chắc chắn sẽ đem đến một hậu quả pháp lý bất lợi cho cá nhân và những người liên quan khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong các quan hệ dân sự giữa các cá nhân với nhau, cũng như trong các quan hệ giữa cá nhân với cơ quan nhà nước. Ví dụ: nơi cư trú của cá nhân mang quyền trong quan hệ nghĩa vụ là nơi thực hiện nghĩa vụ nếu đối tượng của nghĩa vụ là động sản và các bên không có thỏa thuận khác; nơi cư trú của cá nhân cũng chính là địa điểm mở thừa kế của cá nhân khi cá nhân chết.
Điều 40 đưa ra cách xác định nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân đó thường xuyên sinh sống. Cá nhân có thời gian sống tại một địa điểm kéo dài, liên tục, về nguyên tắc, sẽ là cơ sở xác định địa điểm đó là nơi cư trú của họ.
Ví dụ: C mua nhà, làm việc, sinh sống tại Hà Nội trong 10 năm, kể từ sau khi tốt nghiệp đại học. Như vậy, Hà Nội là nơi C thường xuyên sinh sống và là nơi cư trú của C.
Nếu không thể xác định nơi cư trú của cá nhân theo điều kiện thường xuyên sinh sống”, ví dụ như trường hợp cá nhân không thường xuyên sống tại địa điểm nào cố định, thì nơi cư trú của cá nhân chính là nơi cá nhân đó đang sống.
Trường hợp này, nơi cư trú của cá nhân xác định theo sự có mặt trên thực tế của cá nhân, thay cho tính chất liên tục, kéo dài về thời gian của cá nhân tại địa điểm được xác định là nơi cư trú.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của nơi cư trú đối với quan hệ dân sự của cá nhân, trong trường hợp nơi cư trú của cá nhân gắn với việc thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ trong quan hệ dân sự thì khi thay đổi nơi cư trú, cá nhân phải thông báo cho bên kia trong quan hệ nghĩa vụ biết về nơi cư trú mới của mình.
Ví dụ: Theo thỏa thuận trong
Điều 40 BLDS năm 2015 kế thừa nội dung quy định tại Điều 52 BLDS năm 2005 và có bổ sung thêm khoản 3.
Quy định về xác định nơi cư trú của cá nhân theo Điều 40 BLDS năm 2015 và Điều 52 BLDS năm 2005 đều vẫn chưa giải quyết được một số bất cập hiện còn tồn tại.
Thứ nhất: Điều luật chưa có bất kỳ giải thích về điều kiện gì được xác định là “thường xuyên” và như thế nào là “sinh sống”. Nói cách khác, thời hạn bao lâu, có thể gián đoạn thời gian hay phải liên tục, nếu chỉ là địa điểm sống còn địa điểm làm việc ở nơi khác hoặc ngược lại… để xác định đáp ứng yếu tố thường xuyên sinh sống là các hướng dẫn hiện còn bỏ ngỏ và khó xác định khi áp dụng điều luật.
Thứ hai: “đang sống” cũng là một tiêu chí không rõ ràng để xác định. Ví dụ, như một cá nhân đến công tác tại một địa phương trong thời gian nửa tháng, cá nhân phải thuê một phòng tại khách sạn để ăn nghỉ ngủ thì địa điểm đó có được xác định là nơi cá nhân đang sống để xác định địa điểm cư trú của cá nhân hay không. Ngoài ra, các điều kiện để chứng minh như giấy tờ xác nhận hoặc thời gian sinh sống cũng không được đề cập tới tại căn cứ xác định nơi cư trú này.
Có thể nói, Điều 40 của BLDS năm 2015 rất không đủ cụ thể để áp dụng trong việc xác định nơi cư trú của cá nhân. Do đó, điều luật này cần được bổ sung chi tiết các điều kiện để xác định về nơi thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sống của cá nhân.
3. Cách xác định nơi cư trú của cá nhân:
Theo Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013), nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Trong đó:
– Nơi thường trú là nơi sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
– Nơi tạm trú là nơi sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú theo nơi thường trú hoặc tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Lưu ý: Theo Điều 5
– Nhà ở;
– Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
– Nhà khác không thuộc các trường hợp nêu trên nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Nơi ở hợp pháp này có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.
Đối với nơi ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
4. Nơi cư trú của một số đối tượng đặc biệt:
Người chưa thành niên
Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Người được giám hộ
Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.
Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Vợ, chồng
Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.
Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
Nơi cư trú của người đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an là nơi đơn vị của người đó đóng quân.
Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi thường trú hoặc tạm trú.
Người làm nghề lưu động
Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi thường trú hoặc tạm trú.
Kết luận: Nơi cư trú của cá nhân giúp cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân thân và dân sự được đơn giản và dễ dàng hơn. Vậy nên việc xác định nơi cư trú của cá nhân giúp cho đương sự và các cơ quan, tổ chức thuận lợi trong việc quản lý dân cư và giải quyết các tranh chấp.