Hoạt động cho vay tiền của Ngân hàng chính là hoạt động sinh lời lớn nhất song song với đó thì đây cũng là hoạt động rủi ro cao nhất. Có thể nói đến một trong những rủi ro cao trong hoạt động cho vay của Ngân hàng chính là nợ xấu. Vậy nợ xấu nhóm 5 là gì? Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào?
Mục lục bài viết
1. Nợ xấu nhóm 5 là gì?
Nợ xấu được hiểu chính là những khoản nợ khó đòi khi mà người vay không thể trả nợ khi mà đến hạn phải thanh toán như đã thực hiện cam kết ở trong
Tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng có giải thích về nợ xấu, theo quy định này thì nợ xấu chính là nợ xấu nội bảng, bao gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Căn cứ Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng có quy định về nợ xấu nhóm 5, theo quy định này thì nợ xấu nhóm 5 là các khoản nợ có khả năng mất vốn, bao gồm có:
– Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
– Khoản nợ mà cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đã quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
– Khoản nợ mà cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai đã quá hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ hai;
– Khoản nợ mà cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ các khoản nợ mà đáp ứng đầy đủ những điều kiện để được cơ cấu lại về thời hạn trả nợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào chính nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1)
– Các khoản nợ sau đây mà chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày mà có quyết định thu hồi:
+ Các khoản nợ vi phạm các quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 của Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Các khoản nợ vi phạm các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 của Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Các khoản nợ vi phạm các quy định tại các khoản 1, 2, 5 của Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
– Khoản nợ phải thu hồi theo các kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi theo các kết luận thanh tra, kiểm tra mà trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
– Khoản nợ phải thu hồi theo các quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
– Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
– Bị phân vào nhóm 5 theo kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng liên quan của Ngân hàng Nhà nước.
2. Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào?
Theo quy định của pháp luật, nợ xấu nhóm 5 chính là nợ xấu mà có nguy cơ khó thu hồi nhất. Do đó, thông thường thì những ngân hàng khi mà muốn đảm bảo về tỷ lệ trả nợ của những khách hàng vay thì họ sẽ lựa chọn phương án không cho những người thuộc vào nhóm nợ xấu nhóm 5 vay vốn.
Khi những khách hàng mà bị phân vào nhóm nợ nhóm 5 thì những ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro, đặc biệt là những khoản nợ xấu nhóm 5 hay còn được gọi là khoản nợ có khả năng mất vốn. Kéo theo đó, nếu như mức trích lập rủi ro càng cao thì phần lợi nhuận cũng sẽ giảm theo tương ứng.
Do đó mà ngân hàng thường sẽ không chấp nhận cho những khách hàng mà thuộc nhóm nợ xấu nhóm 5 vay vốn tại chính ngân hàng của mình.
Tuy nhiên là không phải bất kỳ trường hợp nào thì cũng sẽ không được vay vốn. Người thuộc nợ xấu nhóm 5 mà có vay vốn ngân hàng được hay không thì câu trả lời là có thể. Khách hàng thuộc vào nợ xấu nhóm 5 có thể sẽ được vay vốn nếu như thuộc trường hợp sau đây:
2.1. Sau khi đã được xoá nợ xấu:
Theo khoản 1 Điều 11 của Thông tư 03/2013/TT-NHNN có quy định thì thông tin tiêu cực trong đó có thông tin về nợ xấu của khách hàng vay sẽ được lưu trữ ở trên hệ thống của chính Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (hay còn gọi là Credit Information Centre, sau đây gọi là CIC) ở trong thời hạn tối đa là 05 năm kể từ ngày mà kết thúc thông tin nợ xấu.
Tuy nhiên, theo các chính sách cung cấp thông tin của CIC, ở trên thực tế thì nếu như khách hàng mà có nợ xấu dưới 10 triệu đồng thì họ sẽ được xoá ngay sau khi mà khách hàng tất toán và các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện việc báo cáo với CIC.
Do đó, nếu như khách hàng thuộc vào nợ xấu nhóm 5, thì sau thời hạn bị lưu trữ các thông tin về nợ xấu trên CIC, thì khi đã được xoá các thông tin về nợ xấu thì sẽ được xem xét, được quyết định cho vay căn cứ vào các điều kiện, các chính sách của từng ngân hàng sau khi mà ngân hàng kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC.
2.2. Đã bán khoản nợ xấu cho công ty quản lý tài sản:
Theo Điều 6
“Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi được tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật”.
Theo quy định này, thì công ty quản lý tài sản sẽ có thể thực hiện mua nợ xấu của các ngân hàng. Sau khi mà đã bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản và có những phương án sản xuất, kinh doanh khả thi thì sẽ có thể được xem xét cho vay theo thoả thuận.
Tuy nhiên, các khoản nợ xấu mà đủ điều kiện để được các công ty quản lý tài sản mua được quy định tại Điều 8 Nghị định 53/2013/NĐ-CP như sau:
– Khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng, bao gồm là nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước;
– Khoản nợ xấu mà có tài sản bảo đảm;
– Khoản nợ xấu, các tài sản bảo đảm sẽ phải hợp pháp và phải có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;
– Khách hàng vay còn tồn tại;
– Số dư của các khoản nợ xấu hoặc số dư nợ xấu của các khách hàng vay sẽ không thấp hơn với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, nếu như khoản nợ xấu nhóm 5 mà đáp ứng được các điều kiện đã nêu trên thì sẽ có thể được các ngân hàng xem xét cho vay vốn nếu bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản đảm bảo và đã được cơ cấu lại khoản nợ. Do đó, để mà xác định ngân hàng nào cho những người nợ xấu nhóm 5 vay tiền thì sẽ cần xem xét chính sách cho vay của ngân hàng đó.
3. Làm như thế nào để không bị rơi vào nợ xấu nhóm 5:
– Để tránh việc bị đưa vào những nhóm nợ xấu, làm ảnh hưởng đến việc vay tiền thì những khách hàng cần phải tuân thủ theo đúng các quy định mà những ngân hàng đã đặt ra, phải cố gắng hoàn thành các khoản nợ đúng thời hạn và không để dây dưa với những khoản nợ tránh việc phát sinh các lãi suất và mất khả năng chi trả;
– Để có thể thực hiện thanh toán được những khoản nợ mà đã vay, thì người đi vay cũng cần phải xác định các khoản vay ban đầu và phải xem xét về thu nhập của mình, phải cố gắng duy trì về mức vay mà phần chi phí thanh toán nợ của mỗi tháng không quá 50% thu nhập của mỗi tháng để có thể đảm bảo được về khả năng thanh toán của mình bởi nếu như người đi vay không tự tính toán được thời gian và số tiền phải chi trả nợ mỗi tháng thì chắc chắn khả năng thanh toán của họ sẽ không được tốt, vì thế mà sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt thường ngày;
– Không bao giờ đi vay khi mà cảm thấy lịch sử tín dụng của chính mình không thật sự tốt ở trong 02 năm gần nhất, bởi vì khi đi vay cũng sẽ gặp khá nhiều khó khăn, những ngân hàng cần nhiều về thời gian hơn để thực hiện xem xét hồ sơ mà lại không đảm bảo là sẽ vay được tiền;
– Hãy đảm bảo về hồ sơ không còn nợ bất kỳ khoản vay nào trước khi mà mang hồ sơ đi vay tiền tiếp, điều này sẽ đảm bảo cho việc những người đi vay chỉ chuyên tâm để chi trả cho một khoản nợ duy nhất đó, lúc này thì khả năng thanh toán sẽ được đảm bảo hơn so với việc mà chi trả cho nhiều khoản nợ cùng một lúc.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng;
– Thông tư 03/2013/TT-NHNN hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Nghị định 53/2013/NĐ-CP về Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.