Hiên nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày một tăng cao, do đó nhu cầu về mua sắm, chi tiêu cũng diễn ra nhiều hơn. Cũng vì vậy mà tình trạng nợ xấu ngày càng diễn tra nhiều hơn. Vậy nợ xấu có được mua trả góp, trả dần và mở thẻ tín dụng không?
Mục lục bài viết
1. Nợ xấu có được mua trả góp, trả dần không?
Mua trả góp là việc người mua phải thanh toán một phần tiền giá trị của tài sản, phần còn lại sẽ trả vào những tháng tiếp theo căn cứ theo
Nợ xấu có thể hiểu là các khoản nợ khó đòi khi đến hạn thanh toán mà người vay không thanh toán như đã cam kết trong
Các loại nợ được phân loại như sau căn cứ theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN được chia thành 3 nhóm:
– Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn: là nhóm nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
– Nhóm 2 – nợ cần chú ý: là nhóm nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
– Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm 05 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu;
– Nhóm 4 – nợ nghi ngờ: là nhóm nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
– Nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn: là nhóm nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
Việc mua trả góp cũng giống như đang vay tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Theo đó, tùy vào mức độ đánh giá nợ xấu mà người vay có thể vay mua trả góp tiếp hay không Căn cứ theo các nhóm nợ được phân loại như trên thì khách hàng thuộc nhóm nợ 1 và 2 vẫn có thể tiếp tục thực hiện vay mua trả góp nhưng những khách hàng thuộc nhóm 3, 4 và năm sẽ cần chờ từ 3 đến 5 năm sau.
2. Nợ xấu có được mở thẻ tín dụng không?
Vấn đề về làm thẻ, mở thẻ tín dụng hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm bởi thẻ tín dụng là một loại sản phẩm đang được rất nhiều cá nhân, tổ chức ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Thẻ tín dụng sẽ giúp cho người dùng có thể tiêu tiền trước và trả tiền sau, không cần có tiền trong thẻ khách hàng vẫn có thể thanh toán trực tuyến, mua sắm hay thậm chí là rút tiền. Tuy nhiên việc tiêu tiền trước trả tiền sau dẫn đến hệ lụy nhiều khách hàng sau khi đã tiêu tiền mà không có khả năng thanh toán khi đến hạn dẫn đến tình trạng bị liệt vào danh sách nợ xấu, việc này có thể ảnh hưởng đến khả năng vay vốn cũng như mở thẻ tín dụng khi có nhu cầu của khách hàng. Vậy đang nợ xấu có thể mở thẻ tín dụng được không?
Khi có nhu cầu mở thẻ tín dụng khách hàng cần tuân thủ những điều kiện sau:
– Khách hàng có thu nhập ổn định, đây được xem là cách chứng minh khả năng trả nợ của mình trong quá trình vay vốn. Khách hàng có thể mở thẻ tín dụng bằng lương trả theo hàng tháng, sổ tiết kiệm, chứng từ tiền gửi hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
– Người vay phải có quốc tịch Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
– Khách hàng cần có lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu tại bất cứ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào. Ngân hàng bạn muốn làm thẻ tín dụng sẽ dựa vào lịch sử vay vốn trên hệ thống CIC để kiểm tra trước khi tiến hành làm thẻ.
Như vậy, căn cứ vào điều kiện mở thẻ tín dụng như đã nêu trên thì khi khách hàng có nhu cầu làm thẻ tín dụng cần có một hồ sơ tín dụng trong sạch. Vì thế bị nợ xấu thì khách hàng không thể mở thẻ tín dụng. Hiện nay, không có ngân hàng nào mở thẻ tín dụng chấp nhận nợ xấu, thậm chí khách hàng còn không thể vay vốn ở bất cứ đâu. Trường hợp khách hàng muốn mở lại thẻ tín dụng thì bắt buộc phải trả hết nợ, lịch sử tín dụng được xóa khỏi hệ thống CIC. Vậy nên, nợ xấu làm thẻ tín dụng được không thì phải đợi ít nhất 2 năm sau. Tốt nhất để không gặp nhiều khó khăn trong việc mở thẻ, người vay cần thanh toán nợ đúng hạn theo cam kết ghi trong hợp đồng.
3. Bị nợ xấu có vay được nữa không?
Như đã nói ở trên thì nợ xấu được chia thành 5 nhóm. Tùy vào mức độ nợ của bạn thuộc nhóm nào thì công ty tài chính và ngân hàng sẽ xem xét để xét duyệt hồ sơ vay mua trả góp của bạn.
Khi tiến hành vay thế chấp hoặc tín chấp tại tổ chức tài chính hoặc ngân hàng. Đơn vị này sẽ cung cấp thông tin cho bên CIC, từ đó họ sẽ tổng hợp cơ sở dữ liệu để đánh giá và phản ánh lịch sử tín dụng của bạn.
Nếu bạn được xếp vào nhóm nợ xấu 3, 4 hoặc 5 sẽ rất khó để vay tại các tổ chức hay ngân hàng. Thực tế, thông tin lịch sử tín dụng của người vay sẽ được lưu trên hệ thống dữ liệu trong 3 – 5 năm khi người đi vay trả đủ cả gốc lẫn lãi.
Với một số ngân hàng sẽ có hệ thống kiểm soát rủi ro rất chặt chẽ đặc biệt là đối với những ngân hàng có vốn nước ngoài hoặc có chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Nếu như khách hàng rơi vào nhóm nợ khó đòi thì sẽ không được xét duyệt khoản vay dưới bất kỳ hình thức nào.
Nếu như bạn nằm ở nhóm nợ 1 hoặc 2 và muốn vay tiền ngân hàng hay tại những đơn vị tài chính, hãy lưu ý những nội dung sau:
– Bạn hãy trả hoàn toàn các khoản nợ khó đòi hiện tại và phải chứng minh rằng mình không thường xuyên vi phạm nợ xấu.
– Ở thời điểm hiện tại, bạn cần chứng minh khả năng chi trả của mình và có nguồn thu nhập ổn định.
– Khi bạn có các tài sản thế chấp đơn vị cho vay họ sẽ hỗ trợ bạn vay vốn khi mắc nợ khó đòi.
– Bạn có người bảo lãnh khoản vay và người bảo lãnh có đủ điều kiện vay tiền, họ sẽ là người đồng trả nợ chính của bạn.
– Có người bảo lãnh khoản vay, người bảo lãnh đủ điều kiện vay tiền và người đồng trả nợ chính là bạn
4. Những ảnh hưởng khi mắc phải nợ xấu:
– Làm giảm uy tín của khách hàng với ngân hàng, đối tác, cộng sự hay với những người xung quan. Ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
– Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác. Đối với một số tổ chức tín dụng hay ngân hàng khó thì họ sẽ không cho đối tượng thuộc các nhóm này vay tiền nữa.
– Những thông tin về người vay nợ xấu, gồm: các khoản đã vay, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 – 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.
Chính vì vậy, khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên, tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này khi có nhu cầu.
5. Xóa nợ xấu trên CIC:
5.1. Cách xóa nợ xấu trên CIC:
– Trường hợp khách hàng nợ do chậm trả nợ gốc, lãi xấu thì trước tiên, khách hàng cần kiểm tra thông tin của mình để biết rõ rõ tình trạng nợ xấu và nhóm nợ của mình trên CIC. Tiếp đó, liên hệ với ngân hàng cho vay để tổng hợp toàn bộ khoản gốc, lãi phải thanh toán và nộp tiền thanh toán. Khách hàng cần lưu giữ các chứng từ và ghi rõ ngày giờ thanh toán.
– Trường hợp khách hàng bị nợ xấu do lỗi của Ngân hàng hoặc lỗi của Trung tâm thông tin tín dụng CIC thì khách hàng cần kiểm tra thông tin rõ tình trạng nợ xấu trên CIC để biết rõ số tiền đang nợ và nhóm nợ. Tiếp đó, cần làm đơn gửi lên Ngân hàng hoặc CIC để khiếu nại xóa nợ xấu trên CIC, sau khi ngân hàng hoặc CIC phản hồi, khách hàng cần kiểm tra lại CIC để đảm bảo thông tin đã được cập nhật chính xác.
5.2. Thời gian để xóa hoàn toàn nợ xấu trên CIC
Trên hệ thống CIC sẽ cập nhật thông tin tình hình tín dụng định kỳ hàng tháng. Đối với các khách hàng nợ xấu thuộc nhóm nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày (nợ nhóm 2), thì CIC sẽ xóa bỏ hoàn toàn lịch sử tín dụng nợ xấu sau 12 tháng kể từ ngày thanh toán hết nợ xấu. Lúc này, bạn sẽ đủ điều kiện để tiếp tục vay vốn ngân hàng. Một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử tín dụng nợ xấu tuy nhiên cần phải đảm bảo các điều kiện như: người vay phải có kinh tế ổn định, có khả năng trả nợ và nguyên nhân phát sinh nợ xấu là vì lý do khách quan.
Nhưng nếu rơi vào các nhóm nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên (nợ nhóm 3,4,5) thì khách hàng sẽ không thể tiếp tục vay vốn ngân hàng dưới bất cứ hình thức nào, kể cả vay thế chấp có tài sản giá trị đảm bảo. Và phải mất một thời gian khá dài – sau 5 năm kể từ khi đã thanh toán hết các khoản nợ quá hạn thì tình trạng tín dụng mới trở về bình thường.