Thủ tục hải quan là thủ tục cần thiết để đảm bảo các loại hàng hóa và phương tiện được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới. Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, nhiều trường hợp đã bị nợ lệ phí thủ tục hải quan. Vậy nợ lệ phí thủ tục hải quan sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nợ lệ phí thủ tục hải quan bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định, hiện nay chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế cho phép nộp dân tiền nợ thuế trong khoảng thời hạn không quá 12 tháng phải được tính kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Vì vậy, việc nộp dân tiền nợ thuế sẽ được xem xét dựa trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và cần phải có bảo lãnh của các tổ chức tín dụng. Người nộp thuế sẽ phải nộp tiền chậm nộp với mức 0.05%/ngày dựa trên số tiền thuế chậm nộp. Căn cứ theo quy định tại Chương II của Công văn 10744/TCHQ-PC của Tổng cục Hải quan về việc triển khai thực hiện Thông tư 155/2016/TT-BTC quy định chi tiết thi hành
– Cưỡng chế trong trường hợp ấn định thuế đối với các loại hàng hóa đã thông quan. Đối với các trường hợp đã thực hiện thủ tục ấn định thuế sau khi hàng hóa đã thông quan, nếu quá 90 ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế, và những đối tượng được xác định là người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định ấn định thuế, thì cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này đó là cơ quan hải quan sẽ thực hiện hoạt động cưỡng chế theo quy định của pháp luật;
– Ra quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Quá trình xác minh thông tin liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế, xác minh điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế sẽ phải được thực hiện theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Đối với biện pháp cưỡng chế đó là bắt buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, thì trước khi đưa ra quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế sẽ phải có văn bản trao đổi với Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan có liên quan nơi có đối tượng bị cưỡng chế hoặc nơi lưu giữ tang vật, vật phẩm, phương tiện vi phạm hành chính về tình trạng thực tế của tang vật, vật phẩm và phương tiện đó. Trong trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện các biện pháp cưỡng chế trước đó, thì người ban hành quyết định cưỡng chế sẽ có quyền quyết định chấm dứt biện pháp cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó để đảm bảo thu đủ số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp. Nội dung quyết định mới ban hành sẽ cần phải thể hiện việc chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế ban hành trước đó. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đang thực hiện không có khả năng thu được số tiền nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp, thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế sẽ có quyền chấm dứt quyết định cưỡng chế đang thực hiện, từ đó ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế mới. Nội dung quyết định mới ban hành cần phải thể hiện việc chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế đã ban hành trước đó.
Bên cạnh đó, cũng căn cứ theo quy định tại Công văn 10744/TCHQ-PC của Tổng cục Hải quan về việc triển khai thực hiện Thông tư 155/2016/TT-BTC quy định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP, việc tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:
– Không có nợ thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng hải quan khác;
– Phải nộp thuế trước khi thực hiện thủ tục thông quan đối với các lô hàng đang làm thủ tục;
– Số tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt đang còn nợ sẽ phải được các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, các chủ thể có nợ lệ phí thủ tục hải quan quá 90 ngày, căn cứ theo quy định nêu trên, để được giải tỏa cưỡng chế, cơ quan có thẩm quyền sẽ đề nghị các chủ thể nộp thuế lựa chọn một trong các phương án xử lý lợi như sau:
Thứ nhất, nộp dân tiền nợ thuế trong khoảng thời hạn không quá 12 tháng được tính kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế, và cần phải có thủ tục bảo lãnh của các tổ chức tín dụng. Trong thời gian nộp dân tiền nợ thuế, các chủ thể sẽ phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0.05%/ngày, tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Thứ hai, áp dụng biện pháp cưỡng chế tạm dừng làm thủ tục hải quan. Cơ quan có thẩm quyền đó là Cục hải quan sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác, kiểm tra điều kiện thanh toán nợ, sau đó báo cáo và đề xuất đến Tổng cục hải quan, để Tổng cục hải quan xem xét phải lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan, trình lên Bộ tài chính để đưa ra quyết định cuối cùng.
2. Mức thu phí, lệ phí hải quan hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 14/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh, có quy định về mức thu phí và lệ phí hải quan. Theo đó, mức thu phí hải quan phải lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh hiện nay đang được quy định theo bảng sau:
Số thứ tự | Nội dung thu | Mức thu |
1 | Phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh | 20.000 đồng/tờ khai |
2 | Phí hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ | 200.000 đồng/01 đơn |
3 | Phí hải quan cấp sổ ATA | 1.000.000 đồng/sổ |
4 | Phí hải quan cấp lại sổ ATA | 500.000 đồng/sổ |
3 | Lệ phí đối với hàng hoá quá cảnh | 200.000 đồng/tờ khai |
4 | Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường bộ (gồm ô tô, đầu kéo, máy kéo) | 200.000 đồng/phương tiện |
5 | Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường thủy (gồm tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan) | 500.000 đồng/phương tiện |
3. Quy định về kê khai, nộp phí, lệ phí hải quan của người nộp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 14/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh, có quy định về vấn đề kê khai, nộp phí và lệ phí hải quan của người nộp. Cụ thể như sau:
– Người nộp phí, lệ phí hải quan sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư 14/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh, khi:
+ Đăng ký tờ khai đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đối với hàng hóa quá cảnh, đối với các phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh theo quy định của pháp luật;
+ Đề nghị cấp sổ ATA với các loại hàng hóa tạm xuất tái nhập phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Khi thực hiện thủ tục nộp đơn đề nghị các cơ quan hải quan tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ trái quy định pháp luật.
– Phí và lệ phí hải quan nộp bằng tiền mặt hoặc nộp theo hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với quy định của bộ trưởng Bộ tài chính. Phí nộp vào tài khoản tiền gửi thu phí của cơ quan hải quan mở tại các Kho bạc nhà nước hoặc tài khoản của tổ chức được ủy nhiệm thu phí, lệ phí hải quan.
– Trường hợp đăng ký tờ khai nhiều lần trong tháng, người nộp phí, lệ phí đăng ký với tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí theo tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Công văn 10744/TCHQ-PC của Tổng cục Hải quan về việc triển khai thực hiện Thông tư 155/2016/TT-BTC quy định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP;
– Thông tư 14/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh.