Hiện nay trong hệ thống giáo dục Việt Nam có các hình thức đào tạo khác nhau trong đó hình thức đào tạo theo niên chế tại các trường đại học cũng rất phổ biến, khác với hình thức đào tạo tín chỉ quy chế đào tạo theo niên chế có những ưu điểm riêng trong dạy học.
Mục lục bài viết
1. Niên chế là gì?
Niên chế chúng ta có thể hiểu theo cách đơn giản đó là chế độ của một năm học hay nói cách khác thì đó là hình thức tổ chức quá trình đào tạo lấy thời gian năm học làm đơn vị tiến độ dạy và học. Học sinh hay sinh viên theo trình độ học lực được sắp xếp theo lớp và cùng học theo một kế hoạch học tập, chương trình giảng dạy, thời khoá biểu thống nhất. Kết quả học tập được đánh giá theo từng môn học và theo toàn khoá. Nếu người học không đạt yêu cầu về kết quả học tập của một số môn học, phải ở lại lớp để học lại tất cả các môn học cho đạt kết quả. Hình thức tổ chức quá trình đào tạo theo niên chế cho phép quản lí quá trình học tập một cách liên tục và có hệ thống, song không hoàn toàn phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của từng học sinh và sinh viên để có có những trình độ học lực khác nhau, do đó có thể hạn chế hiệu quả của quá trình đào tạo. Chế độ học phần, tín chỉ kết hợp với nên chế giúp khắc phục những nhược điểm nói trên.
2. Quy định về quy chế đào tạo niên chế:
Quy chế đào tạo niên chế đối với trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học và các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học, các tổ chức, cá nhân liên quan trong đào tạo theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học, các chương trình đào tạo do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng bao gồm cả các chương trình liên kết đào tạo được áp dụng quy chế này hoặc quy định của cơ sở đào tạo cấp bằng theo thỏa thuận liên kết, hợp tác giữa các bên nhưng không trái với những quy định của quy chế này.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 3. Phương thức tổ chức đào tạo thông tư Số: 08/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học quy định cụ thể như sau:
” 1. Đào tạo theo niên chế:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
b) Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
c) Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.”
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật quy định về học theo niên chế hiện nay tại các trường đại học, thường thì đào tạo theo lớp học tương đối cố định theo đó người học sẽ không được chọn lựa môn học và sắp xếp thời gian học và cả giáo viên học mà học phần sẽ do nhà trường và bộ giáo dục quy định về môn học phải học trong một kì học. Theo đó thì cũng giống như đào tạo tín chỉ thì những học phần hay có thể gọi là các môn không đạt có thể học lại nhưng thời gian học lại khác so với hình thức tín chỉ đó là học theo niên chế sẽ học lại môn đó vào năm sau vào thời gian đó.
Những lợi ích của học theo niên chế đó là khối lượng học tập của sinh viên được cân đối và có thể tiếp thu được khối lượng vừa phải, tuy nhiên để có thể học tập đạt kết quả cao cần kết hợp lập thời gian biểu một cách khó học nhất.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 điều 7 quy định ” Sinh viên học theo niên chế đăng ký học lại những học phần chưa đạt dự định sẽ học trong học kỳ, đăng ký học cải thiện điểm hoặc đăng ký học những học phần tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo.” đây là quy định về tổ chức đào rạo riêng đối với hình thức đào tạo theo niên chế này.
3. Xử lý kết quả học tập theo niên chế:
Căn cứ theo quy định tại điều 12. Xử lý kết quả học tập theo niên chế thông tư Số: 08/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học quy định cụ thể như sau:
3.1. Tiêu chí đánh giá tiến độ học tập của sinh viên:
Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:
+ Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;
+ Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
Như chúng ta đã biết thì điểm trung bình là số điểm khách quan nhất phản ánh quá trình học tập cũng như năng lực học tập của người học theo quá trình học. Thông qua số điểm này, giáo viên có thể đánh giá được học sinh của mình có hiểu bài giảng không và ghi nhớ chúng được đến đâu. Điểm trung bình môn được hiểu là số điểm của rất nhiều bài kiểm tra được tổng hợp lại như bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và kiểm tra học kì. Bài kiểm tra thường xuyên có thể là bài kiểm tra miệng nhanh đầu giờ hoặc là bài thực hành, bài thu hoạch,…Đối với bậc trung học thì điểm này chỉ có khi kết thúc một kì học của năm học, Đối với hình thức đào tạo theo niên chế này thì có thể thấy pháp luật có quy định cụ thể về số điểm trung bình
3.2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
+ Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8.
+ Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi.
+ Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
+ Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này thì điểm trung bình theo quy định đạt dưới 0,8 thì sinh viên sẽ bị buộc thôi học, vì với lực học này thì không đủ kiến thức và khả năng để thực hiện học tập đối với các chương trình học sau nên chúng tôi thấy quy định này là hoàn toàn hợp lý. Nếu không đạt số điểm trung bình thì có thể cải thiện kết quả học tập.
3.3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
+ Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này.
+ Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập nếu có, buộc thôi học và việc
+ Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy rằng việc cảnh báo kết quả học tập được thực hiện nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình. Theo đó điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo, như vậy nếu sinh viên rơi vào trường hợp này thì có khả năng sẽ phải kéo dài thờ gian học tập tại trường.
Kết luận: Như vậy có thể dựa trên thông tin chúng tôi đưa ra nhưu trên có thể thấy, việc pháp luật quy định về hình thưc đào tạo niên chế này có rất nhiều ưu điểm cho sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện, tuy nhiên cũng có một số hạn chế so với hình thức học tín chỉ. Tuy nhiên quy chế đào tạo chỉ là phần để thực hiện chương trình học còn phần còn lại việc dạy học và kế hoạch học tập có hiệu quả hay không phần lớn vẫn dựa trên ý thức của học sinh và khả năng sắp xếp thời gian biểu để tự mình có kế hoạch học tập tốt nhất. Bên cạnh đó sinh viên cần lưu ý thực hiện đúng chương trình học của mình để có kết quả học tập tốt nhất và nắm được kiến thức cơ bản nhất trong giảng đường.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Thông tư Số: 08/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học