Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay những bất cập cần giải quyết.
Trong điều kiện Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng chung của thế giới thì việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, có nhiều hạn chế yếu kém.
Thứ nhất pháp luật thuế chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, kẽ hở.
Luật thuế nhập khẩu hiện nay chỉ mang tính chất luật khung, quy định những điểm cơ bản và tổng quát nhất về hoạt động thu, nộp thuế nhập khẩu còn những vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất như thuế suất giá tính thuế…lại được quy định cụ thể, chi tiết ở những văn bản dưới luật với giá trị pháp lý thấp,tính ổn định không cao. Điều này ảnh hưởng tới tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và từ đó không đáp ứng được đòi hỏi vể tính minh bạch, công khai và dễ dự đoán trước của pháp luật thuế nhập khẩu.
Điều 42 Luật Quản lý thuế hiện quy định thời hạn nộp thuế. Việc cho áp dụng thời hạn nộp thuế hiện đang là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ thuế của ngành Hải quan do DN (doanh nghiệp) lợi dụng chính sách trây ỳ không chịu nộp thuế; cơ quan Hải quan phải duy trì một nguồn nhân lực và chi phí để quản lý nợ thuế.Các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế chỉ có thể thực hiện hiệu quả đối với các DN đang còn hoạt động, khó thực hiện đối với DN cố tình trây ỳ, bỏ trốn và khi thực hiện tuần tự các biện pháp dễ dẫn đến trường hợp DN tìm cách đối phó như khi thực hiện biện pháp sau thì DN đã di dời chỗ khác, người đại diện theo pháp luật đã tẩu tán tài sản và bỏ trốn.
Thứ hai thủ tục hải quan còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế cũng như gây khó khăn cho các đơn vị nhập khẩu .
Hàng rào thuế quan còn chưa đầy đủ và chưa thực sự phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.Thuế xuất còn thay đổi liên tục, hệ thống thuế còn thiếu đồng bộ và quản lý thuế còn kém hiệu quả. Vấn đề xác định trị giá hải quan trong nhập khẩu hàng hóa theo thông lệ quốc tế vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp. Quy trình thủ tục hải quan Việt Nam vẫn là quy trình thủ công mặc dù có ứng dụng công nghệ thông tin ở một số công đoạn nhưng còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tổng cục Hải quan thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp tại các cục Hải quan tỉnh, thành phố để doanh nghiệp bày tỏ trực tiếp doanh nghiệp cùng trao đổi và thảo luận về những vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu và cùng tìm biện pháp giải quyết hữu hiệu nhất để hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế chưa tốt, thiếu trung thực.
Ý thức của chủ thể nộp thuế chưa tốt, thiếu trung thực chính là một yếu tố gây ra những vấn đề đau đầu cho nhân viên hải quan tại các cửa khẩu nói riêng, cơ quan thu thuế nhập khẩu nói chung
Theo thống kê của nghành hải quan thì trong số các vụ trốn thuế nhập khẩu, số lượng vụ do gian lận về giá chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo quy định hiện hành, việc kê khai thuế chủ yếu dựa trên thái độ trung thực của người nhập khẩu, và giá tính thuế nhập khẩu được tính theo trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa. Quy định là vậy nhưng việc áp dụng lại muôn hình vạn trạng và có rất nhiều cách gian lận về giá.
Thứ tư năng lực của đội ngũ cán bộ hải quan còn yếu, một số cán bộ có phẩm chất đạo đức không tốt. Đội ngũ cán bộ Hải quan được cho là chưa tương xứng với yêu cầu. Nhà nước giao cho Hải quan vai trò thực hiện các chính sách chủ yếu của quốc gia, góp phần thúc đẩy các mục tiêu phát triển của Việt Nam.Hải quan tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách đối với đầu tư nước ngoài và ngoại thương quan trọng khác của đất nước.Vai trò này càng ngày càng quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Do đó Cán bộ Hải quan phải có năng lực, trình độ, chuyên môn và nghiệp vụ, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức biết tiếp thu những thành tựu kooa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực hải quan.