Những vụ tranh chấp có giá ngạch thấp có thể giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn như sau:
Những vụ tranh chấp có giá ngạch thấp
Thực tiễn xét xử của ngành
Đối với những tranh chấp có giá trị tài sản thấp nhưng liên quan đến quyền sử dụng đất thì không nên giải quyết theo thủ tục rút gọn. Bởi vì quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan như tòa án, cơ quan tài nguyên môi trường, địa chính cơ sở và các phòng ban khác. Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất mâu thuẫn giữa các đương sự thường gay gắt hơn các loại tranh chấp khác
Tuy nhiên việc xác đinh như thế nào là vụ tranh chấp có giá ngạch thấp cũng còn nhiều ý kiến khác nha. Có ý kiến cho rằng thủ tục rút gọn áp dụng với “tranh chấp dân sự giá ngạch tài sản tranh chấp dưới 30 triệu đồng , bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà sự việc rõ ràng, số tiền bồi thường dưới 30 triệu đồng, các tranh chấp trong thương mại mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng”. Có tác giả cho rằng vụ tranh chấp có giá ngạch thấp là vụ án mà án phí dân sự sơ thẩm là thấp nhất
>>> Luật sư
Tuy nhiên chúng tôi cho rằng việc xác định giá ngạch thấp phải dựa trên sự tương quan giữa các chi phí tố tụng và lợi ích cần bảo vệ. Hiện nay mức án phí thấp nhất mà đương sự phải nộp là 200.000 đồng nếu không có giá ngạch, nếu vụ án có giá ngạch thì sẽ tính theo tỉ lệ giá trị tài sản tranh chấp. Ngoài ra còn có các chi phí khác mà đương sự phải gánh chịu như chi phí đi lại, phô tô tài liệu …Về phía nhà nước phải mất tiền cho hội thẩm nhân dân tham gia nghiên cứu hồ sơ, chi phí cho thẩm phán, thư kí…nếu vụ án kéo dài hoặc các đương sự kháng cáo thì chi phí đó còn đội lên gấp 2, gấp 3 lần. Đó là chưa kể các khoản thu nhập đương sự phải mất do họ phải tham gia tố tụng tạo tòa nên không tiến hành được các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngảy của họ được. Đặc biệt đối với khu vực miền núi điều kiện đi lại khó khăn , địa hình rộng, xa trung tâm huyện thị…. Chi phí đi lại cho đương sự và cán bộ tòa án là rất lớn, trong khi đó các tranh chấp có giá ngạch thấp thì lợi ích bảo vệ có khi còn nhỏ hơn các chi phí mà đương sự và nhà nước phải bỏ ra. Vì vậy những vụ án có giá ngạch thấp giải quyết theo thủ tục rút gọn là rất cần thiết. Tuy nhiên không nên xác định vụ án có giá ngạch thấp bằng một khoản tiền cố định trong BLTTDS 2004 vì giá cả thị trường có sự biến động thường xuyên , trong khi chúng ta không thể thường xuyên thay đổi các quy định trong BLTTDS 2004 được. Do đó chỉ nên quy định các vụ có giá ngạch thấp sẽ giải quyết theo thủ tục rút gọn, còn giá ngạch thấp là bao nhiêu chúng ta có thể hướng dẫn thông qua các văn bản dưới luật như nghị quyết, nghị định, thông tư….