Những vụ án dân sự không được tiến hành hòa giải. Quy định về hòa giải vụ án dân sự. Trường hợp không tiến hành hòa giải dân sự.
Sau khi thụ lý vụ án, để giải quyết vụ án tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án dân sự có tranh chấp. Hoạt động này của Tòa án được gọi là hòa giải vụ án dân sự. Theo đó, có thể định nghĩa, hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.
Hòa giải tiến hành đối với việc giải quyết hầu hết các vụ án dân sự, trừ những trường hợp không hòa giải được hoặc pháp luật có quy định không được hòa giải.
Điều 181 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải:
“1.Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản củ Nhà nước.
2.Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội”.
Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng dân sự vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự,… gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước đó có yêu cầu bồi thường.
– Đối với những yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tòa án không tiến hành hòa giải vì tài sản của Nhà nước thuộc sở hữu toàn dân. Bất cứ hành vi nào gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước đều là trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm bồi thường. Người gây thiệt hại không có quyền điều đình, thương lượng thỏa thuận với Nhà nước về trách nhiệm bồi thường của mình. Tuy nhiên, nếu người gây thiệt hại tự nguyện bồi thường và việc bồi thường phù hợp với pháp luật thì Tòa án có thể chấp nhận.
Khoản 1 Điều 15 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn về vấn đề này:
“Khi thi hành quy định tại khoản 1 Điều 181 của BLTTDS cần phân biệt:
- Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến loại tài sản này, Toà án không được hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
- Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của các chủ sở hữu khác theo quy định của
Luật Doanh nghiệp , Luật Đầu tư mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Toà án tiến hành hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung.”
– Đối với những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đọa đức xã hội, tòa án cũng không hào giải vì các giao dịch vô hiệu. Các bên tham gia giao dịch không thể thỏa thuận để giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của mình. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay nhiều giao dịch trái pháp luật có những nguyên nhân khách quan nên khi giải quyết vụ án Tòa án phải xem xét thận trọng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của đương sự. Khi giải quyết loại vụ án này Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu.
>>> Luật sư
Khoản 2 Điều 15 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn về vấn đề này:
“2. Toà án không được hoà giải vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật) hoặc trái đạo đức xã hội, nếu việc hoà giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó. Trường hợp các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó.”