Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được phép làm theo quy định mới nhất. Cán bộ nhà nước, công chức, viên chức nhà nước không được phép làm những việc gì?
Trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay, cán bộ, công chức và viên chức đang không ngừng trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi thêm kinh nghiệm dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn của Đảng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ quy định của pháp luật, tận tụy trong công việc, tuân thủ quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cũng như chịu sự thanh tra, kiểm tra của của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Với vai trò quan trọng của mình nên pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định mà cán bộ, công chức và viên chức không được làm để đảm bảo sự khách quan, vô tư và đạo đức nghề nghiệp mà mỗi người cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện được.
Mục lục bài viết
- 1 1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức KHÔNG được làm:
- 2 2. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau trong quá trình đảm nhiệm chức vụ khi công tác:
- 3 3. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được thực hiện liên quan đến bí mật nhà nước:
- 4 4. Những công việc khác mà cán bộ, công chức, viên chức không được thực hiện:
1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức KHÔNG được làm:
Theo quy định của pháp luật tại Điều 19
Điều 19. Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Luật cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức không được làm những việc sau:
Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau trong quá trình đảm nhiệm chức vụ khi công tác:
Thứ nhất, về nhiệm vụ đã được cấp trên giao cho cán bộ, công chức và viên chức cần nghiêm túc thực hiện để hoàn thành tốt công việc. Cấm mọi trường hợp thoái thác, trốn trách nhiệm khiến cho công việc bị ngưng trệ.
Thứ hai, trong môi trường tại nơi làm việc, cán bộ công chức và viên chức không được chia bè phái, nói xấu, thực hiện những hành vi gây mất đoàn kết mọi người tại trụ sở, cơ quan làm việc. Bác Hồ đã từng có câu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.” hay trong dân gian của Việt Nam có câu thành ngữ ” Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Điều này khẳng định rằng chỉ có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh, những người làm việc trong Nhà nước có sự hỗ trợ lẫn nhau, không đùn đẩy mới tạo nên niềm tin cho nhân dân.
Thứ ba, không tự ý bỏ việc hoặc đình công. Cán bộ, công chức và viên chức được Luật Cán bộ, công chức và
Như vậy, với những quy định pháp luật nêu trên Luật nghiêm cấm những hành vi bỏ việc giữa chừng, không vì lý do chính đáng cũng như thực hiện đình công. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đó cũng như gây mất trật tự ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.
Thứ tư, sử dụng tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân vào mục đích bất hợp pháp.
Trong quá trình làm việc, cán bộ, công chức, viên chức được quyền sử dụng tài sản công để thực hiện công việc. Tuy nhiên đã là tài sản công thì mọi người không được sử dụng cho mục đích cá nhân cũng như việc sử dụng vào mục đích bất hợp pháp.
Thứ năm, không được lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
Trong quá trình đảm nhiệm công tác, cán bộ, công chức viên chức nếu lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình để vụ lợi cho cá nhân thì có thể bị xử lý, nếu đã cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, phân biệt đối xử giữa nam và nữ, phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội dưới mọi hình thức.
Việt Nam hiện nay đang phấn đấu để xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, tạo điều kiện cho nữ giới phát huy trí tuệ cũng như khả năng của bản thân. Tôn giáo, tín ngưỡng là vấn đề nhạy cảm khi Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa bản sắc dân tộc đa dạng, khi có 63 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nền văn hóa khác nhau. Nếu tại nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức có những hành vi phân biệt đối xử nêu trên thì sẽ mất tinh thần đoàn kết.
3. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được thực hiện liên quan đến bí mật nhà nước:
Thứ nhất, bí mật nhà nước là nguồn thông tin không được truyền ra ngoài dưới bất kì mọi hình thức. Đối với cán bộ, công chức khi nghỉ hưu hoặc thôi việc trong thời hạn 05 năm sẽ không được làm những ngành nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm khi làm việc cho công ty, tổ chức nước ngoài.
Thứ hai, viên chức khi làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập mà nắm giữ được những thông tin liên quan đến công vụ, bí mật của cơ quan, nhà nước thì không được truyền ra bên ngoài, làm lộ bí mật. Luật hiện nay không quy định về thời hạn không được làm ngành nghề mà mình đã đảm nhiệm sau khi thôi việc, nghỉ hưu trí như cán bộ, công chức. Tuy nhiên, bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh tại nơi làm việc là những vấn đề nhạy cảm, không nên lộ thông tin ra ngoài để đảm bảo an toàn, trật tự quốc gia.
4. Những công việc khác mà cán bộ, công chức, viên chức không được thực hiện:
Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp theo
Thứ hai, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước không được thành lập và quản lý doanh nghiệp;
Thứ ba, cán bộ, công chức, viên chức không được góp vốn thành lập doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây:
– Đối với công ty cổ phần: chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn, không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát;
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: cán bộ, công chức, viên chức không được tham gia góp vốn đối với loại hình doanh nghiệp này;
– Đối với công ty hợp danh: cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia vào loại hình doanh nghiệp này với tư cách là thành viên góp vốn, chứ không được tham gia với tư cách thành viên hợp danh.
Thứ ba, không được lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ký hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của người thân, cho phép doanh nghiệp của người thân tham dự các gói thầu do mình quản lý, để vợ chồng, bố mẹ, con của mình kinh doanh ngành nghề mà người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu quản lý.
Như vậy, trên đây là những hành vi, công việc mà cán bộ, công chức, viên chức không được thực hiện. Ngoài ra, khi tiến hành thực hiện công việc, tiếp xúc với nhân dân thì cán bộ, công chức, viên chức không được tỏ ra thái độ hách dịch, cậy quyền, hạch sách không tiếp, không giải quyết công việc mà dân đến làm việc.