Khi người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động thì phải tuân thủ nguyên tắc và đảm bảo nội dung và hình thức trong pháp luật. Vậy, những việc không được làm gì khi ký hợp đồng lao động
Mục lục bài viết
1. Những việc không được làm gì khi ký hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động là
+ Người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân hoặc các văn bằng chứng chỉ của người lao động;
+ Yêu cầu người lao động phải tiến hành thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
+ Có hành vi bắt buộc người lao động thực hiện hoạt động lao động để tiến hành trả nợ cho người sử dụng lao động.
– Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng lao động nếu có những thỏa thuận trái pháp luật thì sẽ bị nghiêm cấm, có thể kể đến một số thỏa thuận trái quy định như sau:
+ Cá nhân là người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau về việc không đóng bảo hiểm bắt buộc: Ký kết hợp đồng lao động mà có thỏa thuận này thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều đang vi phạm quy định của pháp luật bởi theo Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 thì các đối tượng này phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Hiện nay, người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên sẽ bắt buộc phải tiến hành tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng lại tiến hành thỏa thuận không đóng bảo hiểm thì cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Khi ký kết hợp đồng mà có thỏa thuận về việc sẽ không được làm thêm cho công ty khác đối với người lao động: Trên thực tế có một số công ty đã đề ra những điều khoản yêu cầu người lao động không được làm thêm cho công ty khác thì mới được tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Đây cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm và vi phạm quy định về luật lao động. Tại Điều 19 của Bộ luật lao động 2019 đã thể hiện rõ nội dung người lao động hoàn toàn có quyền để tiến hành giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã được tiến hành giao kết với người sử dụng lao động; Cá nhân là người lao động khi tiến hành giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp và an toàn vệ sinh lao động
Như vậy, việc ký kết tham gia nhiều hợp đồng lao động đây là quyền của người lao động miễn sao cá nhân này đảm bảo thực hiện đầy đủ công việc đã được thỏa thuận và đảm bảo chất lượng. Việc yêu cầu người lao động không được làm thêm cho bất kỳ công ty khác là hoàn toàn vô lý và xâm phạm đến quyền tự do việc làm của người lao động.
– Một trong những hoạt động sẽ không được thực hiện khi ký kết hợp đồng lao động liên quan đến việc cam kết không kết hôn sinh con trong vài năm đầu làm việc:
Một trong những tình trạng diễn ra ngày càng phổ biến khi người lao động tiến hành tìm kiếm việc làm và ký kết hợp đồng lao động. Mục đích quy định này để doanh nghiệp có thể hạn chế sự gián đoạn sản xuất kinh doanh do
Như vậy, việc cam kết những quy định về việc không kết hôn sinh con sẽ không được coi là có giá trị pháp lý. Bên cạnh đó người sử dụng lao động cũng không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động kết hôn mang thai hoặc nghỉ thai sản.
– Quy định cam kết làm việc dài hạn cho công ty cũng là một trong những yêu cầu nghiêm cấm. Hành vi này cũng đang vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 bộ luật lao động 2019, bởi người lao động hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp. Và cá nhân hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp miễn là đảm bảo những điều kiện về thực hiện về thông báo trước.
2. Công ty vi phạm quy định về hành vi không được làm khi giao kết thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và khoản 2, 3 Điều 9 điểm b, khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm quy định về việc không được làm khi giao kết thực hiện hợp đồng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Thứ nhất, đối với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết thực hiện hợp đồng lao động thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng; bên cạnh đó sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc công ty phải trả lại bản chính, giấy tờ tùy thân, văn bản, chứng chỉ đã giữ trái phép của người lao động;
– Đối với trường hợp thực hiện hành vi buộc người lao động thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng Ngoài ra, buộc công ty trả lại sổ tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động; cùng với đó là có trách nhiệm nộp lại khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của ngân hàng thương mại nhà nước. Số tiền lãi này sẽ được công bố tại thời điểm tiến hành xử phạt;
– Đối với hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Như vậy với quy định nêu trên, doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định về hành vi không được làm khi giao kết hợp đồng lao động thì có thể bị áp dụng với mức phạt tiền nêu trên tùy thuộc vào từng trường hợp hành vi vi phạm.
3. Trách nhiệm của các bên khi cung cấp thông tin đại giao kết hợp đồng lao động:
Khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động thì những thông tin để cung cấp ghi nhận trong giao kết này phải đảm bảo tính xác thực. Quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 thì nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng được ghi nhận cả các đối tượng đó là người sử dụng lao động và người lao.
– Đối với công ty sử dụng lao động thì phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin trung thực cho người lao động liên quan đến công việc mà người này đang làm cũng như địa điểm làm việc điều kiện để cá nhân tham gia làm việc thời gian diễn ra quá trình làm việc; Thời gian nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động và một trong những nội dung quan trọng đó là tiền lương, hình thức trả lương và chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nếu công ty có yêu cầu về việc bảo vệ bí mật kinh doanh thì cũng có thể quy định cả vấn đề này để bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và các vấn đề liên quan trực tiếp đến giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu
– Đối với người lao động phải có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin trung thực cho công ty sử dụng lao động các thông tin cá nhân như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, các vấn đề về trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề nghiệp, giấy xác nhận tình trạng sức khỏe tại cơ sở có thẩm quyền và các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng mà người sử dụng lao động yêu cầu thêm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.