Tinh giản biên chế hiện nay là mối lo với nhiều giáo viên trong các cấp bậc hệ thống giáo dục vì những lý do nhất định. Do vậy, những việc giáo viên cần làm để không bị tinh giản biên chế là gì?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc thực hiện tinh giản biên chế?
Tinh giản biên chế theo quy định tại Khoản 2 Điều 3
Khi thực hiện tinh giản biên chế, phải đảm bảo những nguyên tắc trên tinh thần quy định của pháp luật như:
– Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch và khách quan.
– Đảm bảo thực hiện chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế một cách đầy đủ và kịp thời.
– Thực hiện tinh giản biên chế đảm bảo đúng sự lãnh đạo của Đảng, từ đó phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội.
– Trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại viên chức, cán bộ, công chức, lao động
– Khi thực hiện thủ tục tinh giản biên chế thì người đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện.
2. Các trường hợp giáo viên bị tinh giản biên chế:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, chính sách tinh giản biên chế được thực hiện trong các đơn vị sự nghiệp công lập hay tổ chức chính trị – xã hội.
Và đối tượng được áp dụng chính sách tinh giản biên chế trong đó có viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP).
Theo quy định trên thì giáo viên chính là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập là trường học thì sẽ nằm trong đối tượng áp dụng chính sách tinh giản biên chế.
Theo đó, giáo viên bị áp dụng chính sách tinh giản biên chế trong các trường hợp sau:
– Dôi dư do thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự.
– Do đơn vị sự nghiệp công lập tự thực hiện sắp xếp lại bộ máy làm việc, nhân sự nhằm mục đích thực hiện các chế độ tự chủ kinh tế hay tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và tổ chức bộ máy.
– Do cơ cấu lại viên chức dựa theo vị trí việc làm và viên chức bị dôi dư đồng thời không thể thực hiện bố trí, sắp xếp lại được việc làm khác cho viên chức đó.
– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đạt yêu cầu đối với vị trí hiện tại mà viên chức đang đảm nhiệm, đồng thời kèm theo điều kiện:
+ Không thể thực hiện bố trí việc làm khác cho viên chức phù hợp.
+ Hay không bố trí được để tiến hành đào tạo lại nhằm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Viên chức tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế mặc dù được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác và được cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp đồng ý.
– Viên chức đang đảm nhiệm vị trí hiện tại nhưng không phù hợp với chuyên ngành trước đây đào tạo nên dẫn đến việc làm việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời kèm theo điều kiện:
+ Cơ quan đơn vị không thể bố trí được việc làm khác.
+ Cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng viên chức tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
– Trong 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ; 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ, kèm điều kiện không thể bố trí việc làm khác phù hợp; hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, tuy nhiên viên chức có yêu cầu tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý.
– Trong 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, trong mỗi năm viên chức có tổng số ngày nghỉ làm việc chính là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau và bên cạnh đó có xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau.
– Lãnh đạo, quản lý trường học thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
3. Những việc giáo viên cần làm để không bị tinh giản biên chế?
Để không bị tinh giản biên chế theo các trường hợp như mục 2 phân tích, giáo viên cần thực hiện những tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất, luôn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mà giáo viên đang đảm nhiệm theo đúng quy định của Bộ giáo dục.
Theo đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được quy định cụ thể lại Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể trong bài viết tác giả sẽ lấy ví dụ về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dạy trình độ trung cấp như sau:
* Về năng lực chuyên môn:
Tiêu chuẩn 1: Trình độ chuyên môn:
– Giáo viên dạy lý thuyết:
+ Giáo viên có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên phải đảm bảo phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.
+ Nắm bắt kiến thức về các môn học, mô-đun liên quan trong ngành, nghề.
+ Những ngành, nghề được phân công giảng dạy phải đảm bảo nắm vững kiến thức.
+ Ngành, nghề được phân công giảng dạy phải có hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp.
– Giáo viên thực hành:
+ Phải có chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy, có một trong các chứng chỉ gồm:
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2.
Chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên.
Chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6.
Chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề.
Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
Bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương.
+ Ngành, nghề được phân công giảng dạy phải thực hiện thành thạo các kỹ năng.
+ Ngành, nghề được phân công giảng dạy thì phải được tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ.
+ Với ngành, nghề được phân công giảng dạy thì giáo viên phải nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
– Giáo viên dạy tích hợp:
+ Có bằng cử nhân hoặc có văn bằng trình độ tương đương trở lên.
+ Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp bao gồm:
Chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6.
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên.
Chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề.
Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
Bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương.
+ Có kiến thức về môn học, mô-đun của ngành, nghề liên quan.
+ Với ngành, nghề được phân công giảng dạy thì phải nắm vững kiến thức.
+ Với ngành, nghề được phân công giảng dạy thì giáo viên phải nắm vững về thực tiễn nghề nghiệp và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
+ Với ngành, nghề được phân công giảng dạy thì phải thực hiện thành thạo.
Tiêu chuẩn 2: Trình độ ngoại ngữ:
Trình độ ngoại ngữ do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Tiêu chuẩn 3: Trình độ tin học:
Trình độ tin học do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
* Năng lực sư phạm:
– Tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy.
– Tiêu chuẩn về chuẩn bị hoạt động giảng dạy.
– Tiêu chuẩn về thực hiện hoạt động giảng dạy.
Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.