Hiện nay, pháp luật đã quy định rõ ràng về những việc mà công chức tư pháp hộ tịch không được làm. Việc này nhằm đảm bảo được sự trong sạch, vững mạnh đội ngũ cán bộ. Vậy, những việc công chức tư pháp hộ tịch không được làm là gì?
Mục lục bài viết
1. Những việc công chức tư pháp hộ tịch không được làm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định về những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm. Bao gồm những việc như sau:
-
Thực hiện hành vi hách dịch, cửa quyền, gây nhiễu sách, phiền hà, gây khó khăn, trì hoãn, nhận hối lộ trong quá trình thực hiện hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch;
-
Thu phí, lệ phí hộ tịch cao hơn so với mức quy định của pháp luật; hoặc đặt ra các khoản thu khác trái luật trong quá trình thực hiện hoạt động đăng ký hộ tịch;
-
Đặt ra các loại giấy tờ, tài liệu, thủ tục, có hành vi cố tình kéo dài thời gian giải quyết hoạt động đăng ký hộ tịch trái quy định của pháp luật;
-
Có hành vi tẩy xóa, làm sai lệch nội dung, sửa chữa nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch trái quy định của pháp luật;
-
Thực hiện hoạt động đăng ký giấy tờ về hộ tịch, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của pháp luật;
-
Có hành vi tiết lộ thông tin, nội dung liên quan đến bí mật cá nhân mà mình biết được trong quá trình đăng ký hộ tịch;
-
Công chức làm công tác hộ tịch thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hộ tịch tùy theo từng tính chất, mức độ vi phạm khác nhau mà công chức vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công chức tư pháp hộ tịch không được thực hiện 07 hành vi vi phạm nêu trên trong quá trình công tác.
2. Tiêu chuẩn trở thành công chức làm công tác hộ tịch:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019 có quy định về điều kiện đăng ký dự thi công chức. Theo đó, người đáp ứng đủ các điều kiện sau đây không phân biệt thành phần dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội sẽ có quyền được đăng ký dự tuyển công chức. Bao gồm:
-
Cá nhân có một quốc tịch là quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện về độ tuổi, tức là đủ 18 tuổi trở lên;
-
Có đơn dự tuyển công chức, có lý lịch tư pháp rõ ràng;
-
Có văn bằng và chứng chỉ phù hợp với vị trí tuyển dụng;
-
Đáp ứng điều kiện về năng lực phẩm chất chính trị và đạo đức xã hội;
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao;
-
Đáp ứng được các điều kiện khác theo từng yêu cầu vị trí tuyển dụng.
Đồng thời, những người sau đây sẽ không được thực hiện thủ tục đăng ký dự tuyển công chức. Bao gồm:
-
Cá nhân không cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-
Cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
-
Cá nhân đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hoặc đã chấp hành xong bản án/quyết định về hình sự của cơ quan có thẩm quyền tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục xóa án tích, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 72 của
-
Cần phải có trình độ trung cấp luật trở lên, đồng thời đã trải qua giai đoạn bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực hộ tịch;
-
Cần phải có chữ viết rõ ràng, có trình độ tin học phù hợp với yêu cầu vị trí công việc.
Đồng thời, căn cứ vào điều kiện thực tế về diện tích, khối lượng công việc trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch của địa phương, căn cứ vào dân số của từng địa phương nhất định, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về vấn đề bố trí công chức tư pháp hộ tịch đảm nhận công tác hộ tịch chuyên trách sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, công chức tư pháp hộ tịch công tác và làm việc tại Phòng Tư pháp cần phải đáp ứng điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ cử nhân luật trở lên, đồng thời đã trải qua giai đoạn bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực hộ tịch.
Riêng đối với viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự làm việc và công tác trong lĩnh vực hộ tịch tại các cơ quan đại diện thì cần phải trải qua giai đoạn bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
Như vậy, công chức làm công tác hộ tịch ở cấp xã, phường cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn như sau:
-
Đáp ứng điều kiện về trình độ chuyên môn, tức là cần phải có trình độ trung cấp luật trở lên;
-
Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực hộ tịch;
-
Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp với yêu cầu vị trí công việc;
-
Căn cứ vào điều kiện thực tế về diện tích, khối lượng công việc, dân số của từng địa phương, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về việc bố trí công chức tư pháp hộ tịch đảm nhiệm các chức năng, công tác hộ tịch chuyên trách.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch:
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Luật hộ tịch năm 2014 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch. Theo đó, trong lĩnh vực hộ tịch thì công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có một số nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
-
Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về hộ tịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực hộ tịch;
-
Cần phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;
-
Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt, đầy đủ quy định của pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch;
-
Giúp đỡ và tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong quá trình đăng ký hộ tịch, đảm bảo tính kịp thời, chính xác, khách quan, vô tư, công bằng, trung thực, cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã thực hiện thủ tục đăng ký trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
-
Chủ động kiểm tra để đăng ký kịp thời những công việc phát sinh trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Riêng đối với địa bàn dân cư không tập trung, có điều kiện đi lại vô cùng khó khăn và có khoảng cách xa trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp hộ tịch cần phải báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức hoạt động đăng ký lưu động đối với: Đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn và đăng ký khai tử cho những người đã khuất;
-
Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch nhằm mục đích nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong vấn đề đăng ký hộ tịch, tham gia tích cực vào các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân và các cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
-
Chủ động báo cáo lên Ủy ban nhân dân cùng cấp, phối hợp với các bộ ban ngành, cơ quan và tổ chức có liên quan để tiến hành hoạt động kiểm tra thanh tra, xác minh các thông tin trong lĩnh vực hộ tịch, yêu cầu các cơ quan/tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trong lĩnh vực hộ tịch để xác minh khi thực hiện hoạt động đăng ký, phối hợp với cơ quan công an cung cấp để cập nhật thông tin hộ tịch cơ bản cho các cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
THAM KHẢO THÊM: