Bộ phận kế toán thường thực hiện những công việc liên quan đến vấn đề tài chính doanh nghiệp và luôn đưa ra những phương hướng, ý kiến đóng góp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trong kế hoạch tài chính. Vậy pháp luật hiện hành điều chỉnh như thế nào về kế toán?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về kế toán?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015 thì kế toán được quy định là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp các thông tin về kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Chúng ta vẫn thường nhầm lẫn kế toán là một tên gọi nghề nghiệp nhưng theo quy định nêu trên thì kế toán là một công việc và người làm nghề kế toán được gọi là “Kế toán viên hành nghề”. Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015 thì kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật kế toán này.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Kế toán hiện hành thì kế toán viên thường thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Thu thập thông tin và xử lý thông tin, số liệu kế toán: Mỗi ngày, kế toán sẽ thu thập thông tin từ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong doanh nghiệp và đưa vào chứng từ kế toán dưới dạng phiếu thu, phiếu chi tiền, phiếu nhập, xuất kho, hóa đơn bán hàng,…;
– Kiểm tra, giám sát các khoản thu và chi tài chính: Đảm nhận việc quản lý mọi khoản thu, chi phát sinh theo quy định của tổ chức, quỹ tiền mặt và chứng từ đính kèm;
– Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
– Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
2. Những văn bản pháp luật mà kế toán cần biết và tuân thủ:
Như đã phân tích tại mục 1 của bài viết này thì kế toán viên là người thực hiện những công việc có liên quan đến tài chính, kinh tế của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,…Do đó, kế toán viên phải nắm vững các vấn đề về tài chính như: quản lý thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty, thuế thu nhập cá nhân của người lao động, hoá đơn- chứng từ, các vấn đề về tiền lương, chế độ của người lao động,…
Dưới đây là một số những văn bản pháp luật mà kế toán viên cần biết và tuân thủ để thực hiện đúng theo quy định, cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn của mình:
2.1. Những văn bản pháp luật quy định về kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán:
– Luật Kế toán năm 2015;
– Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014 Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
– Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 28/06/2016 Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;
– Thông tư 108/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2018 Hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia;
– Thông tư 109/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2018 Hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ…
2.2. Những văn bản pháp luật quy định về thuế:
Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng:
–
– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2013;
– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế năm 2016;
– Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/12/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;
– Nghị định số 49/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/7/2022 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP;
– Thông tư số 13/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hanhg ngày 28/2/2023 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 07 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 09 năm 2021 của Bộ Tài chính…
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp:
–
– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013;
– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế năm 2014;
– Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/12/2013 Quy định chit tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/2/2015 Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
– Nghị định số 57/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/6/2021 Bổ sung điểm g khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
– Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 22/6/2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phù quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính;…
Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân:
– Văn bản hợp nhất Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2014;
– Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 01/6/2021 Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
– Thông tư số 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;…
Thứ tư, lệ phí môn bài:
– Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/10/2016 Quy định về lệ phí môn bài;
– Nghị định số 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/2/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài;
– Thông tư số 302/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2016 Hướng dẫn về lệ phí môn bài;
– Thông tư số 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 09/7/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài;…
Thứ năm, hoá đơn- chứng từ:
– Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 Quy định về hoá đơn, chứng từ;
– Nghị định số 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn;
– Nghị định số 41/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/6/2022 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội;…
2.3. Những văn bản pháp luật quy định về chế độ của người lao động:
Thứ nhất, các chế độ bảo hiểm như: Bảo hiểm y tế- Bảo hiểm xã hội- Bảo hiểm thất nghiệp:
– Luật Bảo hiểm y tế năm 2008;
– Luật Việc làm năm 2013;
– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014;
–
– Một số quyết định do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam điều chỉnh các vấn đề về chế độ bảo hiểm của người lao động…
Thứ hai, các chế độ về lao động và tiền lương của người lao động:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/12/2020 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động…
Với dung lượng hạn chế của bài viết, Luật Dương Gia chỉ đưa ra một số văn bản pháp luật tiêu biểu, hiện hành và mới cập nhật để các kế toán viên của doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu và vận dụng. Ngoài những văn bản pháp luật tiêu biểu nêu trên mà Luật Dương Gia cho rằng ké toán viên cần biết và tuân thủ thì còn nhiều văn bản pháp luật khác điều chỉnh về vấn đề kế toán và các lĩnh vực xoay quanh tài chính doanh nghiệp.