Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài Những ưu điểm và nhược điểm của giao thông đường biển.
Mục lục bài viết
1. Tầm quan trọng của vận tải đường biển:
Vận tải biển là giải pháp tối ưu nhất cho vận tải hàng hoá liên quốc gia. Đường biển – con đường vận chuyển phù hợp với các loại hàng, sản phẩm trên thị trường hiện nay (trừ một số hàng hoá đặc thù). Do đó, vận tải đường biển có vai trò lớn đối với việc vận chuyển, mua bán hàng hoá nội địa và quốc tế.
– Vận chuyển hàng hoá đường biển là một trong những ngành nghề trọng điểm của Việt Nam, ra đời rất sớm, và trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đã đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước ta. Hiện nay, nhiều đơn vị trang bị số lượng lớn tàu hàng siêu trọng tải, công suất cao và động cơ khoẻ, chuyên chở được những hàng hoá khối lượng lớn, đa dạng chủng loại hàng hoá.
– Về kinh tế: Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đồng thời vận chuyển hàng hoá đi và bán với quốc gia khác. Vận chuyển đường biển là nền tảng để tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất của mỗi ngành, tạo ra cơ hội để phát triển nền kinh tế trong nước. Đồng thời, nó tạo điều kiện thành lập và phát triển các ngành mới, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách mỗi quốc gia, nhờ thu chi phí khi tàu hàng tiến vào hải phận của quốc gia đó.
– Về xã hội: Mở ra cơ hội việc làm, thoả mãn nhu cầu tìm kiếm việc làm của mọi người dân trong thời gian vừa qua. Từ đó, ngành vận tải biển đã giải quyết được những vấn đề nhức nhối của xã hội về thất nghiệp, nghèo đói, góp phần mở ra xu thế hoàn toàn mới đối với nhân dân trong học tập và lao động.
– Về đối ngoại – đối nội: Tạo dựng con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ nhằm tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia. Riêng đối nội, vận tải nội địa góp phần quan trọng trong phương thức vận tải hàng hóa nước ta.
– Về chính trị: Là cầu nối ngoại giao với các nước lớn trên thế giới, là công cụ đánh giá, thăm dò lợi ích chiến lược của mỗi nước.
2. Ưu điểm của vận tải đường biển:
– Vận tải đường biển có thể vận chuyển hầu hết tất cả các loại hàng hoá.
– Có khả năng vận chuyển hàng hoá dài ngày, đặc biệt là vận chuyển hàng hoá quốc tế.
– Tuyến đường vận chuyển thoải mái, thuận tiện hơn so với vận chuyển đường bộ
– Mức phí vận chuyển thấp, tối ưu hoá chi phí: không phải tốn thêm chi phí cầu đường, bến bãi nên chi phí hàng hoá không quá cao vì thế tạo them lợi nhuận cho doanh nghiệp một cách tối ưu nhất.
– Độ ổn định cao về hàng hoá: đường bộ ít xảy ra tai nạn vì có nhiều phương tiện tham gia lưu thông, đường biển có đường giao thông khá rộng rãi nên cũng ít xảy ra tình trạng đâm va giữa các tàu thuyền.
– Tạo thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế với các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới: vận chuyển hàng hoá qua khu vực biển của một quốc gia khác cần có sự chấp thuận của họ. Điều này thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia và tạo điều kiện thúc đẩy lưu thông hàng hoá thuận lợi, phát triển kinh tế xã hội.
– Ưu điểm nổi bật là khả năng vận chuyển hàng hóa tải trọng nặng, khối lượng rất lớn so với vận chuyển đường bộ hay hàng không: những xà lan có khả năng chuyên chở khủng khiếp. Tiêu biểu là Blue Marlin là con tàu đã chở một chiếc giàn khoan Thunder Horse nặng 60.000 tấn từ Opko, Hàn Quốc tới Corpus, Mỹ vào năm 2014.
3. Nhược điểm của vận tải đường biển:
Bên cạnh những ưu điểm so với lọai hình vận tải khác thì vận tải đường thủy cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
– Một trong những nhược điểm lớn nhất là tàu không thể hoạt động nếu gặp điều kiện thời tiết xấu như là bão tố mưa lớn.
– Hàng hoá không vận chuyển tốc độ cao được vì tốc độ tàu biển bị hạn chế, hầu hết các tàu vận chuyển trên thế giới có tốc độ rất thấp nên vận chuyển tốn khá nhiều thời gian, điều này phù hợp với những kiện hàng hoá cần vận chuyển gấp hoặc kiện hàng cần phải vận chuyển thời gian dài. Vì thế cần lắp đặt kệ công nghiệp kho lạnh trong container để bảo vệ hàng hoá khi vận chuyển dài ngày.
– Nước biển bị ô nhiễm: do những tai nạn tàu biển, tàu bị hỏng, bị tràn dầu hay do ý thức của người lái tàu khiến cho môi trường nước biển có thể bị ô nhiễm.
– Vận chuyển không đến tận nơi: vì kích cỡ lớn của những con tàu nên chỉ có thể vận chuyển hàng hoá đến cảng sau đó dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng.
4. Lịch sử hình thành của vận tải biển:
Ngày từ thời cổ đại, loài người đã nhận thức rằng đại dương có diện tích rất rộng trên bề mặt trái đất. Chính vì thế, có thể nói ngành vận tải biển ra đời ngay khi hình thức vận chuyển hàng hoá xuất hiện thời cổ đại (Khoảng thế kỷ V – TCN). Tuy nhiên, vận tải biển thời kỳ đầu chủ yếu chỉ là vận tải ven biển, khối lượng hàng hoá ít. Đến thế kỷ 17,18 hàng hoá đã phong phú tuy nhiên vận tải biển mới chỉ chú trọng chuyên chở các hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt. Đến thế kỷ 19, những tuyến vận tải khối lượng hàng hoá đã tăng nhằm đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại thế giới. Đặc biệt những năm 40-50 của thế kỷ này hàng loạt các công ty vận tải biển ra đời. 1869 khai thông kênh Suê, 1895 kênh Kiel thúc đẩy vận tải biển phát triển nhanh chóng.
Đến đầu thế kỷ 20 hàng nguyên liệu công nghiệp chiếm 2/3 khối lượng hàng hoá vận chuyển qua đường biển. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2, vận tải biển tuy số lượng hàng hoá vận chuyển giảm nhưng vẫn đóng góp đáng kể cho việc vận chuyển vũ khí, đạn dược và binh lính vào khu vực chiến sự. Sau cuộc thế chiến thứ 2 đến nay, kinh tế quốc gia bắt đầu hồi phục, hoạt động thương mại phát triển trên thế giới, vận tải biển cũng phát triển với hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển hiện đại đáp ứng yêu cầu thúc đẩy thương mại thế giới. Trong thời kỳ hiện đại hoá, phương thức vận chuyển đường biển đã trở thành phương tiện vận chuyển hàng hoá không thể thiếu thế giới. Cũng là sự lựa chọn số một đối với những nhu cầu vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn. Cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy kinh tế thế giới ngày một phát triển hơn nữa.
Những loại phương tiện tàu hàng hiện đại với trọng tải lớn cùng khả năng vận chuyển vượt trội hiện đang được sử dụng vào hoạt động vận chuyển hàng mỗi ngày trên biển. Trong hoạt động vận tải biển, hình thức chuyên chở này là không thể thiếu đối với nhiều hoạt động giao thương hàng hoá như mua bán trao đổi hàng hoá, chuyển giao công nghệ giữa các nước trên thế giới. Mặc dù, hình thức vận chuyển này khá dễ gặp những rủi ro bởi tác động từ thiên nhiên, nhưng nó vẫn đem lại hiệu quả khá cao so với những hình thức vận chuyển hiện nay. Với quá trình trải qua hàng trăm năm lịch sử, vận tải biển thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó rõ rệt nhất là sự xuất hiện của nhiều tàu hàng với khả năng chuyên chở lớn; các cảng biển ngày càng được mở rộng nhằm hướng đến hiện đại hoá, nâng cao khả năng neo đậu tàu hàng; mối liên kết thương mại giữa các quốc gia được củng cố bởi sự thuận tiện do tuyến giao thông hàng hải mang lại.
5. Lợi thế của Việt Nam đối với hình thức vận tải đường biển:
Với xu thế toàn cầu hoá phát triển, mật độ vận tải ngày càng dày đặc. Để phục vụ nhu cầu tốt nhất, hàng loạt đơn vị vận tải ra đời, khiến mạng lưới vận tải đường biển ở nước ta phát triển, đa dạng hơn bao giờ hết. Biển Việt Nam thuộc bên bờ biển Đông, trong đó vùng biển rộng trên 1 triệu trải dài khắp cả nước, là con đường thông thương hàng hoá trọng yếu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đặc biệt, hoạt động giao thương trên biển Đông của các nước trong khu vực châu Á Thái BÌnh Dương diễn ra sôi động. Điều này thể hiện nước ta có hệ thống vận tải đường biển phong phú, đông vui và sầm uất nhất các vùng biển thế giới.
Việt Nam nằm trên trục đường biển huyết mạch nối liền các quốc gia Đông Nam Á và thế giới, có điều kiện thuận lợi phát triển ngành vận tải biển, đẩy mạnh giao lưu văn hoá, thương mại. Đồng thời, dọc bờ biển được đầu tư cảng biển với quy mô rộng lớn, giúp việc vận tải nội địa và quốc tế diễn ra thuận lợi.Ngoài hoạt động giao thông vận tải biển, nước ta còn tập trung tiềm lực vào khai thác nhiều ngành nghề khác như du lịch, hải sản, khoáng sản.
Không phải tự nhiên mà mạng lưới giao thông đường biển tăng trưởng nhanh như ngày nay, đó là nhờ những đặc điểm của nền kinh tế kĩ thuật vận tải biển có những tiến bộ vượt bậc.
– Phục vụ tốt tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu trong thương mại nội địa, quốc tế.
– Giao thông đường biển là những tuyến đường bằng phẳng, rộng rãi, ít phương tiện đi lại như giao thông đường bộ.
– Khả năng vận chuyển của tàu rất rộng, không giới hạn khối lượng hàng hoá như những loại hình vận tải khác.
– Ngoài ra, vận tải biển có giá cước tương đối thấp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất. Việt Nam nói riêng cũng như một số nước khác trong khu vực và trên thế giới nói chung, đã và đang có những dự án đầu tư rất lớn cho lĩnh vực vận tải biển.
Từ đó ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của ngành vận chuyển đường biển trong hoạt động mua bán, kinh doanh quốc tế mà cụ thể hơn nữa đó là hoạt động xuất, nhập hàng hoá.