Những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ của quân đội nhân dân Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của quân đội nhân dân Việt Nam. Những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Quân đội nhân dân Việt Nam từ thời kì chiến đấu đến thời bình luôn có giữ vững những truyền thống vẻ vang của dân tộc. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây, thể hiện những truyền thống vẻ vang đó của quân đội nhân dân ta:

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Chức năng, nhiệm vụ của quân đội nhân dân Việt Nam:

Quân đội nhân dân được coi là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng. Trong đó, lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân bao gồm Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương

Chức năng, nhiệm vụ của quân đội nhân dân được quy định cụ thể trong Luật quốc phòng năm 2018:

– Chức năng, nhiệm vụ cốt lõi nhất là sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

– Thực hiện các công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện việc tuyên truyền pháp luật

– Tiến hành thực hiện lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội

– Tiến hành tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế

2. Quá trình hình thành và phát triển của quân đội nhân dân Việt Nam:

Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh

Ban đầu, khi mới thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ chiến sĩ. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân. Từ đó trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

Vào giai đoạn năm 1945 đến năm 1954, đây được coi là thời kỳ phát triển vượt bậc, lẫy lừng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Vào giai đoạn từ khi đất nước giành được độc lập đến tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển tăng số lượng trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội. Vào năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam tiến hành đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Cùng thời gian này, thành lập các đại đoàn chủ lực bao gồm đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351

Cho đến thời điểm ngày 07 tháng 05 năm 1954, Quân đội nhân dân Việt Nam đã lập nên lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ, một chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, khiến cho thực dân Pháp khiếp sợ, đập tan mưu toan thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp

Vào năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc, Quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập

Sự phát triển, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam trải qua quá trình sau:

– Việt Nam giải phóng quân chính thức đổi tên thành Vệ Quốc đoàn sau Cách mạng tháng Tám

– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam vào ngày 22 tháng 5 năm 1946

– Quân đội quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam vào năm 1951

– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký quyết định thành lập bộ đội địa phương vào ngày 7 tháng 4 năm 1949

Quá trình chiến đấu và chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam thể hiện thông qua từng giai đoạn các chiến dịch:

– Thời kì chống Pháp (1945-1954): thể hiện qua các chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông năm 1947, chiến thắng Biên giới năm 1950, chiến thắng Tây Bắc năm 1952, chiến thắng Thượng Lào năm 1953, chiến thắng Đông Xuân năm 1953 đến 1954

– Thời kì chống Mỹ (1954-1975): chiến thắng đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (vào năm 1961 đến năm 1965); đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ (năm 1965 đến năm 1968); đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1968 đến năm 1972); Cuộc tổng tiến công và nội dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

3. Những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam:

Thứ nhất, có ý chí quyết chiến, quyết thắng, anh dũng chiến đấu: 

Để chiến đấu với tinh thần một cách quyết chiến, quyết thắng, điều này xuất phát từ tình yêu nước, lòng tin yêu tuyệt đối vào con đường cách mạng đúng đắn, cao quý của Nhà nước. Bị kìm hãm trong chế độ thực địa, bị đàn áp, đô hộ nên quyết tâm chiến đấu của dân tộc Việt Nam ngày càng lớn

Truyền thống quyết chiến quyết thắng của QĐND Việt Nam được thể hiện ở quyết tâm “đâu có giặc là ta cứ đi”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, bất cứ nơi nào Tổ quốc cần, Quân đội nhân dân đều có mặt. Quân đội nhân dân luôn được rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, mưu trí và sáng tạo trong chiến đấu; biết đánh giá kẻ địch, tìm cách xác định được tình hình địch như thế nào để tìm ra phương án đánh, “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Ngoài ra, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam còn thể hiện trong lao động sản xuất và công tác. Trong bất kể hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ đều hết mình cần cù, tận tụy, đem hết tinh thần, trí tuệ, sức lực, kiên quyết để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong chiến đấu và sản xuất

Thứ hai, quân đội nhân dân luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân:

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo. Mục tiêu cốt lõi nhất của quân đội là giành và giữ độc lập dân tộc, đem lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho nhân dân lao động. Do dân và vì dân cũng là mục tiêu cao cả của Đảng cộng sản Việt Nam

Trung thành tuyệt đối với cách mạng của Đảng là trung thành tuyệt đối của nhân dân, với Tổ quốc. Đây là truyền thống vẻ vang và đáng tự hào của quân đội nhân dân Việt Nam. Lời thề “hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” luôn được hô vang kể cả từ thời chiến cũng như thời bình. Các chiến sĩ hết lòng, hết mình vì Tổ quốc, hi sinh xương máu cho dân tộc, cho đất nước để bảo trọn nền độc lập của cả dân tộc

Thứ ba, đoàn kết nội bộ chặt chẽ, dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm:

Nền tảng cơ bản cho sự phát triển vững mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam đó chính là sự đoàn kết chặt chẽ. Thượng tướng Song Hào khẳng định: “Quân đội ta luôn luôn đoàn kết chặt chẽ như keo sơn; cán bộ, chiến sĩ thương yêu nhau như ruột thịt, trên dưới một lòng, đồng cam cộng khổ, thường xuyên thực hiện dân chủ, không ngừng đề cao kỷ luật tự giác nghiêm minh, thống nhất ý chí, thống nhất hành động”

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chính Minh luôn ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”

Đoàn kết chặt chẽ được thể hiện qua những chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng. Việc đoàn kết, chặt chẽ còn thể hiện trong tình thương, đồng cam cộng khổ, “nếm mật nằm gai”, chia sẻ giữa đồng chí với đồng chí, giữa nhân dân với đồng chí

Thứ tư, đoàn kết quốc tế chí nghĩa chí tình:

Chủ trương của Đảng ta luôn là “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”. Quân đội Việt Nam xác định mục tiêu là coi sự nghiệp cách mạng của nhân dân nước bạn như là sự nghiệp cách mạng của bản thân dân tộc mình. Truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ quyết tâm trong việc hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn hết lòng ủng hộ phong trào cách mạng thế giới; trong đó nổi bật là ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt là với cách mạng hai nước Lào và Cam-pu-chia

Thứ năm, ham học tập, cầu tiến bộ, tích cực rèn luyện, không ngừng nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hành động:

Quân đội ta luôn nêu cao tinh thần học tập, cầu tiến, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao khoa học – kỹ thuật. Đây cũng được coi là phẩm chất tiêu chuẩn của một cán bộ chiến sĩ cách mạng. Do vậy, để đảm bảo được tư cách của một chiến sĩ cách mạng nhân dân cần phải nâng cao, chú trọng học tập, rèn luyện chính trị tư tưởng, đường lối của Đảng và Nhà nước

Để tiếp tục xây dựng một lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng tinh nhuệ, chính quy và đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đó không chỉ là trách nhiệm của riêng quân đội mà còn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng, của cả hệ thống chính trị, trong đó QĐND Việt Nam là nòng cốt

Giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống cách mạng của quân đội là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển một xã hội vững mạnh, thúc đẩy Quân đội ta tiến lên giành thắng lợi mới trong giai đoạn cách mạng mới.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )