Theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, bên cạnh hình thức xét xử công khai thì hình thức xét xử kín cũng thường xuyên được Tòa án sử dụng trong một số trường hợp. HÌnh thức xét xử kín vai trò rất quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể là đương sự, người liên quan tham gia phiên tòa.
Mục lục bài viết
1. Xét xử kín là gì ?
Thông thường, các vụ án dù dân, hình sự,… được xét xử công khai nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể quyết định xét xử kín nếu xét thấy cần thiết. Như vậy, xét xử kín có thể hiểu rằng chỉ những người trong Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa, kiểm sát viên và các đương sự, người có quyền lợi ích liên quan mới được tham gia phiên xét xử; ngoài những chủ thể này ra, không một cá nhân hay tố chức nào khác được tham gia. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữ hình thức xét xử công khai và xét xử kín.
Theo tinh thần quy định tại Điều 103 Hiến pháp 2013, khi xét xử kín, Tòa án phải đảm bảo mục đích của buổi xét xử là để nhằm bảo vệ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc; bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
2. Những trường hợp áp dụng xét xử kín theo Hiến pháp 2013:
Theo tinh thần quy định tại Điều 103 Hiến pháp 2013, khi xét xử kín, Tòa án phải đảm bảo mục đích của buổi xét xử là để nhằm bảo vệ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
Hơn nữa, căn cứ vào khoản 2 Điều 31 Hiến pháp 2013 thì khi một người bị buộc phạm một tội thì Tòa án phải nhanh chóng xét xử người đó, không để xảy ra việc xét xử khi quá thời hạn luật định và phải đám bảo nguyên tắc xét xử công bằng và công khai. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu đáp ứng điều kiện để xét xử kín quy định tại Điều 103 Hiến pháp 2013 thì án có quyền xét xử kín vụ án những việc tuyên án thì phải được thực hiện công khai, rõ ràng và minh bạch.
Như vậy, theo Hiến pháp 2013, dù việc xét xử được hiện ra công khai hay được thực hiện kín thì yêu cầu tiên quyết khi xét xử một người phạm tội là phải trung thực, khách quan và bình đằng; tuyệt đối không được lạm dụng việc xét xử kín để làm sai lệch kết quả vụ án.
3. Những trường hợp áp dụng xét xử kín theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
Dựa trên đặc trưng của Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về những trường hợp mà Tòa án được phép xét xử kín. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), trong những trường hợp sau, Tòa án phải xét xử kín vụ án:
Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc:
Trong các vụ án Tòa án xét thấy, việc cần giữ những bí mật liên quan nhiều đến yếu tố nhà nước hay bí mật quốc gia hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc thì Tòa án cần quyết định xét xử kín. Những vụ án có tình tiết như: làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, gián điệp, làm lộ bí mật nhà nước hay tham nhũng, vi phạm nghiêm trọng về quản lý nhà nước,…
Buộc phải xét xử kín các vụ có yếu tố bí mật quốc gia bởi nếu xét xử công khai, một số bí mật quốc gia vô tình bị tiết lộ. Đây là “miếng ngon” cho những đối tượng thù địch sử dụng để chống lại chính quyền, kích động bộ phận quần chúng nhân dân thiếu hiểu biết chống phá Đảng và Nhà nước.
Về phía những vụ án có liên quan đến thuần phong mỹ tục dân tộc, nếu xét xử công khai sẽ có tác động xấu nhất định đến các chủ thể tham gia phiên tòa và ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam ta.
Tuy nhiên, xét thực tế thì việc quyết định có xét xử kín hay không những vụ án này tương đối khó khăn cho Thẩm phán nói riêng và Tòa án nói chung. Vì trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hay Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 không quy định cụ thể thế nào là “thuần phong mỹ tục” nên dựa trên những giá trị đạo đức, kết hợp với khái niệm trong các lĩnh vực khác bên cạnh luật học, Tòa án sẽ quyết định việc xét xử kín vụ án.
Trường hợp cần phải bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi:
Các vụ án có đương sự là người dưới 18 tuổi như: hiếp dâm trẻ em, dâm ô với trẻ em, cưỡng dân,… đa số đều được Tòa án và Hội đồng xét xử tiến hành xét xử kín. Bởi lẽ, việc xét xử kín có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc bảo vệ tâm lý của các em. Đang trong độ tuổi mà tâm sinh lý chưa phát triển toàn diện, thêm vào đó vừa trải qua những tổn thương về cả tinh thần và thân xác, người chưa thành niên mà đặc biệt lại người bị hại chưa thành niên nếu tham gia vào các phiên tòa công khai sẽ sễ bị những ảnh hưởng tiêu cực từ phía dư luận, những người tham gia phiên xử ảnh hưởng.
Do đó, để đảm bảo sau tổn thương, các em sẽ tự mình bình thường hóa cuộc sống, hội nhập trở lại với xã hội và quan trọng nhất là để các em phát triển bình thường thì xét việc xét xử kín là vô cùng cần thiết.
Trường hợp cần phải giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự:
Trong tố tụng hình sự, quyền giữ kín bí mật đời tư của chính đương sự luôn được Tòa án và Hội đồng xét xử tôn trọng. Theo đó, trong một vài trường hợp, Tòa án sẽ xét xử kín vụ án dựa trên căn cứ yêu cầu của đương sự.
Thực tế, một số vụ án mà đương sự thấy rằng cần phải giữ bí mật đời tư cá nhân, bí mật doanh nghiệp hay những bí mật liên quan đến công việc của bản thân,… thì đương sự có quyền gửi đơn đến Tòa án đang thụ ký vụ việc, vụ án để Tòa án xem xét và quyết định cho vụ án xét xử kín.
Tuy nhiên, tương tự như trường hợp yêu cầu xét xử kín với những vụ án liên quan đến những vụ án có yếu tố “thuần phong mỹ tục” thì “bí mật đơi tư” cũng khiến các Thẩm phán gặp không ít khó khăn trong quá trình xác định. Do đó, đơn yêu cầu này không phải lúc nào Tòa án cũng chấp nhận mà Tòa án sẽ xem xét về mức độ cần thiết của thông tin mà đương sự muốn giữ bí mật rồi mới xác nhận và ghi rõ trong quyết định Xét xử là xét xử kín hay xét xử công khai vụ án.
4. Xét xử kín có ý nghĩa như thế nào?
Bên cạnh hình thức xét xử công khai thường được thấy trong quá trình xét xử vụ án thì những phiên xét xử kín chỉ có sự tham gia của đương sự, những người liên quan và Hội đồng xét xử, Thẩm phán cũng được cân nhắc diễn ra trong các trường hợp cần thiết.
Chính bởi sự cần thiết này nên xét xử kín có vai trò như “tấm khiên” bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, của những người liên quan, của của bị cáo và của cả những chủ thể đặc biệt như Nhà nước và Quốc gia.
Việc xét xử kín còn có ý nghĩa chính trị cao khi được tổ chức trong các vụ án có chứa bí mật Nhà nước, bí mật Quốc gia. Điều này giúp đảm bảo thông tin mật không bị lan truyền hoặc nếu có thì cũng dễ dàng kiểm soát để ngăn chặn kịp thời những thông tin xuyên tạc, bịa đặt từ đó để dư luận và quần chúng nhân dân nhìn nhận đúng sự việc. Do đó, xét xử kín các vụ án trên cũng góp phần bảo vệ trật tự xã hội và an ninh tổ quốc.
5. Một số bản án được Tòa án xét xử kín:
Một số bản án được xét xử kín trong thực tế mà bạn đọc có thể tìm hiểu như:
Bán án số 01/2021/HS-ST của Tòa án nhân dân huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam: xét xử bị cáo Hồ Văn Tr về Tội Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; bị hại là cháu Phạm Thị Bích Kh;
Bản án số 79/2020/HS-ST của Tòa án nhân dân thành phố K, tỉnh An Giang: xét xử bị cáo Huỳnh Hữu Hh về Tội làm nhục người khác; bị hại là chị Phạm Thị P;
Bản án số 01/2017/HS-ST ngày 15/12/2017 của Tòa án nhân dân Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương: xét xử bị cáo Trần Đại Ng về Tội giao cấu với trẻ em; bị hại là cháu Nguyễn Thúy H.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Hiến pháp 2013;
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
THAM KHẢO THÊM: