Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Pháp luật quy định có những trường hợp mà khi xét xử vụ án thì Tòa án được quyền xét xử vắng mặt bị đơn. Vậy những trường hợp nào thì Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp nào thì Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn?
Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Điều này quy định như sau:
– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu như có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp là người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án sẽ phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp là họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc là trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu như không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
+ Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp là người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền thực hiện khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà cũng không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với chính yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn sẽ có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện để tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án sẽ quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp là người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì khi đó Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Thêm nữa, Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
– Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt ở tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
– Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt ở tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
– Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo các quy định vừa nêu thì các trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn gồm có:
– Bị đơn và người đại diện của họ vắng mặt ở tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
– Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa nhưng vẫn có người đại diện tham gia phiên tòa;
– Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà cũng không có người đại diện tham gia phiên tòa (trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai);
– Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà cũng không có người đại diện tham gia phiên tòa (trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai);
– Người bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt (trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai).
2. Có phải công bố lý do bị đơn vắng vặt trong phiên tòa không?
Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng, Điều này quy định về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng như sau:
– Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, những người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn đã có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
+ Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người mà có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc là đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc là đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
– Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc là đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
– Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt về nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử sẽ thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
– Kiểm sát viên thực hiện phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
– Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định này thì trong phiên tòa, chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc là đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt. Như vậy, có thể khẳng định được rằng nếu như trong trường hợp bị đơn vắng vặt trong phiên tòa mà vẫn xét xử thì công bố lý do bị đơn vắng vặt trong phiên tòa là một thủ tục buộc phải có khi tiến hành xét xử vụ án.
3. Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn thì có được nhận bản án không?
Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án, Điều này quy định:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, những đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc là gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do chính tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai ở trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố ở trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ bản án, quyết định của Tòa án mà có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo đó, khi Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn thì bị đơn vẫn được quyền nhận được trích lục bản án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày mà kết thúc phiên tòa do Tòa án cấp và bản án sơ thẩm trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
THAM KHẢO THÊM: