Những trường hợp nào sẽ chia thừa kế theo pháp luật?
Theo quy định của
Cơ sở pháp lý:
1. Những trường hợp nào sẽ chia thừa kế theo pháp luật?
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Trường hợp 1: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc.
Không có di chúc trong các trường hợp người chết không lập di chúc, di chúc có nội dung không rõ ràng mà những người thừa kế đã không thống nhất về các thôn hiểu nội dung di chúc thì coi như không có di chúc; kể từ thời điểm mở thừa kế di chúc bị thất lạc, di chúc bị huỷ hoại đến mức không thể hiện được đầy dủ và rõ ràng ý chí của người lập di chúc. Trong những trường hợp này, toàn bộ di sản của người chết để lại sẽ chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật
Trường hợp 2: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật. Khi di chúc không đáp ứng được đầy đủ các Điều kiện theo quy định của Điều 630 Bộ luật dân sự và những điều kiện chung của một giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật dân sự sẽ bị coi là di chúc không hợp pháp. Di chúc không hợp pháp sẽ không hiệu lực pháp luật. Do vậy sẽ không làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc. Tùy theo phạm vi vi phạm của di chúc để xác định di chúc đó vô hiệu một phần hay vô hiệu toàn bộ. Di chúc vô hiệu một phần là di chúc chỉ có một phần di chúc không hợp pháp nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của di chúc.
Ví dụ: ông A Lập di chúc định đoạt 100 m đất thuộc sở hữu chung theo phần với ông B. Trong đó có 60 m? thuộc quyền sử dụng của ông A, còn 40 m thuộc quyền sử dụng của ông Q. Vậy phần di chúc liên quan đến 40 mỉ của ông Q vô hiệu, phần còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật.
Di chúc vô hiệu toàn bộ là di chúc có nội dung trái với quy định của pháp luật; di chúc do người không đủ năng lực về chủ thể lập di chúc; di chúc vi phạm ý chí tự nguyện; di chúc được lập khi người lập di chúc không còn minh mẫn sáng suốt. Di chúc được lập ra trong các trường hợp này sẽ bị vô hiệu toàn bộ. Vì thế, toàn bộ di sản của người lập di chúc để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của họ.
Trường hợp 3: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
Nếu người để lại di sản chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được áp dụng chia cho những người nằm trong hàng thừa kế (trừ khi họ là người bị người lập di chúc chỉ rõ chỉ được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc bị truất quyền thừa kể theo di chúc).
Trường hợp 4: Trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, các cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc đều không người thừa kế theo quy định của pháp luật. Như vậy, một người có thể vừa được hưởng di sản thừa kế theo di chúc lại vừa được hưởng thừa kê theo pháp luật nếu họ là người tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ di sản của người lập di chúc được dịch chuyển cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó.
Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc chết quan trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp dụng thừa kế theo pháp luật để giải quyết.
Trường hợp 5: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người
thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản:
Những người đáng lẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng lại thực hiện những hành vi đã quy định tại khoản 1 Điều 621 sẽ không được hưởng di sản, trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc.
Trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản thì áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại.
Trong trường hợp chỉ có một số người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản mà người lập di chúc để lại cho một số người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự.
Trường hợp 6: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản
Người thừa kế có quyền nhận, có quyền từ chối hưởng di sản của người chết để lại. Phần di sản liên quan đến người đã chối sẽ được áp dụng chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác. Vì thế, khi người này từ chối hưởng di sản theo di chúc họ vẫn có thể hưởng thừa kế theo pháp luật. Nhưng trong trường hợp họ đã từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản cả phân theo di chúc cả phần theo pháp luật thì toàn bộ phần di sản này sẽ chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác của người lập di chúc.
Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số quyền hưởng di sản thì chỉ phần di sản liên quan đến người này được áp dụng chia người thừa kế theo di chúc từ chối theo pháp luật cho những người thừa kế khác. Nhưng nếu toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều từ chối quyền hưởng di sản thì toàn bộ di sản mà người chết để lại sẽ được áp dụng chia theo pháp luật cho những người thừa kế theo luật của người đã chết.
Theo quy định của Điều 650
Một là, toàn bộ di sản mà người chết để lại được chia cho những người thừa kế theo pháp luật bao gồm các trường hợp sau: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp
– Tất cả những người thừa kế được chỉ định trong di chúc đều đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Những cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.
– Tất cả những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản (toà án tước quyền hưởng di sản) hoặc do họ đều từ chối hưởng di sản.
Hai là, chỉ có một phần di sản thừa kế chia theo pháp luật còn một phần vẫn được chia theo di chúc. Trường hợp này dẫn đến nhiều khả năng một người vừa được hưởng thừa kế theo pháp luật vừa được hưởng thừa kế theo di chúc. Bao gồm các trường hợp sau: Phần di sản liên quan đến một phần di chúc không có hiệu lực pháp luật.
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
– Chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản, từ chối hưởng.
– Di sản, chết trước người lập di chúc, chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Vì thế, chỉ có phần di sản liên quan đến các trường hợp trên chia cho những người thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại vẫn chia theo di chúc.
– Chỉ một hoặc một số cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.