Những trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn? Hậu quả pháp lý khi bị hạn chế quyền nuôi con? Không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì có được thăm nom con không?
Pháp luật Việt Nam đặc biệt là
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Mục lục bài viết
1. Khái niệm ly hôn
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn (khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Tuy nhiên, khi cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột khiến cho mục đích hôn nhân không đạt được, khi đó các bên sẽ muốn ly hôn để chấm dứt quan hệ vợ chồng.
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đưa ra khái niệm về ly hôn, theo đó “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Từ quy định này, có thể thấy ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng do cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) công nhận bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật”. Đây không chỉ là sự thỏa thuận riêng giữa hai vợ chồng mà cần có sự can thiệp của pháp luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình này.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Trường hợp hai bên vợ và chồng thuận tình ly hôn, tự thỏa thuận về phân chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực ngay sau khi ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm ( Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Nếu vợ chồng không thỏa thuận được, hoặc việc thỏa thuận này không bảo đảm quyền lợi chính đáng thì Tòa án giải quyết việc ly hôn bằng ban hành bản án và theo thủ tục tố tụng, cụ thể là vụ án ly hôn.
Luật hôn nhân và gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Khi ly hôn vợ chồng sẽ thỏa thuận thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tiến hành khởi kiện để được thực hiện quyền nuôi con. Vợ chồng được tòa án ra phán quyết có quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Căn cứ để Tòa án ra quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con phải đáp ứng điều kiện về ăn, ở, học hành, nuôi khi người con chưa thành niên và chưa có khả năng nuôi sống bản thân. Không những chỉ là yếu tố về vật chất, người trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ phải ngăn ngừa mọi hành vi xâm phạm, hạn chế các hành vi tác động đến quyền lợi của đứa con cũng như là bảo vệ con trước những hành vi xâm phạm quyền lợi của con. Đồng thời dựa trên độ tuổi của con, tòa sẽ xem xét đến các yếu tố sau:
– Con từ đủ 07 tuổi: Xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi: Giao cho mẹ nuôi con nhưng nếu người mẹ không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận thì quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ do cha nuôi.
Người được giao trực tiếp nuôi con phải đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con. Người không được giao nuôi con có quyền thăm con mà không ai được cản trở nhưng cũng không được lạm dụng việc đó để cản trở/gây ảnh hưởng xấu đến con.
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Với trường hợp, con dưới 36 tháng tuổi, Giao cho mẹ nuôi con nhưng nếu người mẹ không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận thì quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ do cha nuôi.
2. Những trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn:
Theo Điều 85 Bộ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, người mẹ sẽ bị hạn chế quyền nuôi con trong các trường hợp sau đây:
“Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”
Thứ nhất, Nếu người mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Ví dụ mẹ bị kết án tù về tội cố ý gây thương tích Theo Điều 134
Thứ hai, Người mẹ có hành vi chiếm đoạt, hủy hoạt, đập pháp hoặc các hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng, phá tán tài sản của con. Đây là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện sống của con sau này, không còn đảm bảo yếu tố điều kiện để con phát triển toàn diện sau khi cha mẹ ly hôn.
Thứ ba, người mẹ có lối sống đồi trụy; là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Trẻ em rất dễ học và bắt chước các hành vi của người lớn, nhất là cha, mẹ tiếp xúc hàng ngày. Vì vậy, đây là những hành vi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm đến quá trình phát triển về nhân cách của con cái nên sẽ bị hạn chế quyền nuôi con.
Thứ tư, người mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội: Đây là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách của trẻ sau này.
3. Hậu quả pháp lý khi bị hạn chế quyền nuôi con:
Khi người mẹ bị hạn chế quyền đối với con thì sẽ có những hậu quả pháp lý như sau:
Trong trường hợp người mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người chồng sẽ là người thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
Có một số trường hợp việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ như sau:
– Nếu cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
– Nếu một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
– Nếu một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
4. Không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì có được thăm nom con không?
Đây là hiểu nhầm của nhiều người dẫn đến tình trạng khi ly hôn cả cha và mẹ đều cố cùng giành giật để được trực tiếp nuôi con. Nhưng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, về Quyền thăm nuôi con sau ly hôn được quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con sau khi ly hôn mà không bị ai cản trở.
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy, về cơ bản quyền thăm con sau ly hôn là không hạn chế. Tuy nhiên, trong trường hợp người trực tiếp nuôi con có yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con và được chấp thuận thì quyền thăm con đối với người này sẽ bị hạn chế.