Thanh tra bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan của bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và luật chuyên ngành khác. Vậy theo quy định của pháp luật thì những trường hợp nào bị thanh tra bảo hiểm xã hội?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp nào bị thanh tra bảo hiểm xã hội?
Điều 36 Quyết định số 595/QĐ-BHXH 2017 về thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý Sổ BHXH, Thẻ BHYT đã được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 490/QĐ-BHXH 2023 quy định về Quản lý đơn vị, người tham gia như sau:
– Phòng/Tổ Quản lý Thu – Sổ và Thẻ:
+ Quản lý đơn vị và những người đang tham gia:
++ Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đơn vị, tổ chức dịch vụ quản lý với những nội dung kê khai khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; điều chỉnh về những thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT; nhân thân, làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN như là: Mẫu TK1-TS, Quyết định/HĐLĐ/HĐLV, Bảng thanh toán tiền lương, tiền công, Bảng chấm công, những chứng từ nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; điểm thu, nhân viên điểm thu, biên lai thu tiền, …
++ Lập biên bản kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị khắc phục các sai sót (nếu có) theo đúng quy định.
++ Trường hợp đơn vị chậm đóng trên 02 tháng đối với phương thức đóng hằng tháng; 04 tháng, đối với phương thức là đóng 03 tháng; 07 tháng, đối với phương thức đóng 06 tháng, cán bộ Phòng/Tổ Quản lý Thu – Sổ, Thẻ thực hiện:
Gửi Thông báo đôn đốc 10 ngày một lần. Sau 02 lần gửi văn bản đôn đốc thì đối với những đơn vị đã gửi thông báo nhưng không thực hiện đóng tiền lập Danh sách đề nghị thanh tra đột xuất (theo Mẫu D041m-TS) chuyển đến Phòng Thanh tra – Kiểm tra.
Cập nhật kết quả thanh tra vào phần mềm quản lý theo Báo cáo tình hình thực hiện việc thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN đột xuất (Mẫu số 01-TTTĐ).
Lập danh sách đơn vị đã thanh tra nhưng cố tình không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN để thông báo lên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
++ Trường hợp phát hiện đơn vị có dấu hiệu hoặc cố tình vi phạm như là trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; hay đóng không đúng tiền lương của người lao động, thu tiền của người lao động nhưng không đóng, đóng mà không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng; khai man, giả mạo hồ sơ thì sẽ thực hiện báo cáo đêề xuất Giám đốc để tổ chức thanh tra chuyên ngành và xử lý theo quy định của pháp luật.
++ Trường hợp đơn vị đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: xác nhận của chính cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội; cơ quan tài chính theo những quy định ở tại khoản 2 Điều 28, Thông tư số
+ Quản lý đơn vị ngừng hoạt động và những người tham gia tại đơn vị
++ Cập nhật về trạng thái đơn vị vào phần mềm quản lý
++ Đối với đơn vị hoạt động trở lại sau khi mà ngừng hoạt động
– Phòng Thanh tra – Kiểm tra: Trình Giám đốc BHXH tỉnh ban hành Quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất đối với những đơn vị chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNTĐ, BNN; không đóng hoặc đóng không đầy đủ về số tiền lương của người lao động, thu tiền của người lao động nhưng lại không thực hiện đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng; khai man, giả mạo hồ sơ. Đôn đốc về việc thực hiện kết luận thanh tra; chuyên hồ sơ sang cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự
Theo quy định trên thì những trường hợp bị thanh tra bảo hiểm xã hội bao gồm có:
– Đơn vị đã được cơ quan BHXH kiểm tra phát hiện vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa thực hiện khắc phục trong thời hạn quy định.
– Đơn vị chưa được kiểm tra nhưng đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHXH.
– Doanh nghiệp có số tiền lương và người lao động khai ở bảng lương nộp cho bên Cơ quan thuế chênh lệch so với những thông số lương và người đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội. Ỏ trường hợp này vừa bị thanh tra bảo hiểm xã hội vừa bị thanh tra thuế.
– Căn cứ vào kế hoạch, chương trình của cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Căn cứ Điều 11 Nghị định số 03/2024/NĐ-CP quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn dưới đây:
+ Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hướng dẫn đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh) xây dựng về dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp và trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
+ Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật;
+ Thanh tra vụ việc khác khi mà được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao;
+ Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng có phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyết định về việc xử lý về thanh tra của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và quyết định về việc xử lý về thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với những vụ việc do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết luận khi cần thiết;
+ Chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh;
+ Tổng hợp, báo cáo về kết quả công tác thanh tra.
– Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ở trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
– Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
– Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và viên chức. Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, bố trí, thực hiện phân công công tác, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
– Tổ chức của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo các quy định của pháp luật về tổ chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Hoạt động thanh tra của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, theo Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có con dấu và có tài khoản riêng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 về thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý Sổ BHXH, Thẻ BHYT được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 490/QĐ-BHXH 2023.
– Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
THAM KHẢO THÊM: