Những trường hợp chủ xe bị xử phạt khi cho người khác mượn xe? Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp cho người khác mượn xe trái pháp luật. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp cho người khác mượn xe trái pháp luật.
Trong cuộc sống ngày nay, việc cá nhân sở hữu phương tiện xe máy, ô tô phục vụ cho việc đi lại là không thể thiếu. Thế nhưng cũng có không ít những trường hợp có một vài người vẫn chưa thể sở hữu cho bản thân mình một phương tiện đi lại hay vì một vài lý do nào đó mà họ (bạn bè, người thân) buộc phải mượn bạn chiếc xe trong một thời gian ngắn để đi công việc của họ. Vậy việc mượn như thế nào được xem là đúng quy định của pháp luật, và nếu trái quy định sẽ bị xử phạt thế nào?
Không ít những trường hợp có một vài người vẫn chưa thể sở hữu cho bản thân mình một phương tiện đi lại hay vì một vài lý do nào đó mà họ (bạn bè, người thân) buộc phải mượn bạn chiếc xe trong một thời gian ngắn để đi công việc của họ. Vậy việc mượn như thế nào được xem là đúng quy định của pháp luật, và nếu trái quy định sẽ bị xử phạt thế nào?
* Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
- 1 1. Xác định chủ sở hữu phương tiện giao thông
- 2 2. Quy định pháp luật về xe không chính chủ
- 3 3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông gây ra
- 4 4. Các trường hợp chủ xe bị phạt khi cho mượn xe
- 5 5. Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp cho người khác mượn xe trái pháp luật
- 6 6. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp cho người khác mượn xe trái pháp luật
1. Xác định chủ sở hữu phương tiện giao thông
Theo quy định tại khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác định chủ phương tiện để xử lý vi phạm giao thông như sau:
– Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;
– Người điều khiển phương tiện giao thông là vợ (chồng) của cá nhân đứng tên trong giấy đăng ký xe;
– Tổ chức, cá nhân thuê phương tiện của tổ chức cho thuê tài chính;
– Hợp tác xã trong trường hợp phương tiện vi phạm thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
– Tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện.
– Cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản trong trường hợp chưa làm thủ tục sang tên, đăng ký xe.
2. Quy định pháp luật về xe không chính chủ
Khái niệm “xe không chính chủ” có thể hiểu nôm na là sử dụng xe không phải mình đứng tên sở hữu bằng cách mượn xe của người khác, có thể là xe của cha, mẹ, người thân, bạn bè,….
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó thì việc cho người khác mượn xe là một giao dịch dân sự.
Cho người khác mượn xe có thể được thực hiện thông qua văn bản ủy quyền hoặc cũng có thể là thỏa thuận miệng với nhau.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30, lỗi “xe không chính chủ” là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Không phải mọi trường hợp lái xe không phải mình đứng tên chủ sở hữu đều bị phạt. Tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019 nêu việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế chỉ được thực hiện thông qua 2 trường hợp:
– Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
– Qua công tác đăng ký xe.
Như vậy cảnh sát giao thông sẽ không xử phạt hành vi sử dụng xe máy không chính chủ thông qua việc xử lý các lỗi vi phạm khác trên đường. Đối với trường hợp mượn xe của người khác để di chuyển, chủ xe có thể sẽ bị xử phạt nếu cho người khác mượn xe gây ra tai nạn giao thông.
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông gây ra
Theo quy định của pháp luật dân sự, phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xem là một loại nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có trách nhiệm phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 BLDS quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
– Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
– Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Các trường hợp chủ xe bị phạt khi cho mượn xe
Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy; xe ô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) sẽ bị xử phạt theo quy định.
Cụ thể, theo Luật Giao thông đường bộ, chủ xe cho người khác mượn xe thuộc một trong các trường hợp sau thì chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm:
Thứ nhất, cho người không đủ tuổi mượn xe:
– Đủ 16 tuổi trở lên với lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
– Đủ 18 tuổi trở lên với mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
– Đủ 21 tuổi trở lên với xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
– Đủ 24 tuổi trở lên với xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
– Đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
– Quá 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam đối với người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.
Thứ hai, cho người khác mượn xe không đủ sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo
Thứ ba, người mượn xe không có Giấy phép lái xe (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng.
5. Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp cho người khác mượn xe trái pháp luật
Căn cứ vào điểm đ khoản 5 điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).
Hoặc phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) theo điểm h khoản 8 Điều 30.
6. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp cho người khác mượn xe trái pháp luật
Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định như sau:
– Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Như vậy, trước khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần cân nhắc kỹ về giấy phép lái xe, tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích khác của người mượn xe để tránh được các rủi ro nêu trên.
Trên đây là quy định của pháp luật về trường hợp chủ phương tiện giao thông phải chịu trách nhiệm khi cho người khác mượn xe. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.