Trò chơi là một hoạt động thu hút, các trò chơi ngắn giữa giờ sau những tiết học căng thẳng sẽ giúp cho học sinh sẽ là những biện pháp giải trí bổ ích, giúp học sinh có thêm năng lượng bước vào những tiết học mới. Sau đây là các trò chơi ngắn vui nhộn tăng hứng thú học tập, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trò chơi bàn tay diệu kì:
- 2 2. Trò chơi chim bay cò bay:
- 3 3. Trò chơi bà Ba buồn bà Bảy:
- 4 4. Trò chơi xé giấy:
- 5 5. Trò chơi gió thổi trái, phải, trước, sau:
- 6 6. Trò chơi cây sen:
- 7 7. Trờ chơi lời chào:
- 8 8. Trò chơi đứng, ngồi, nằm, ngủ:
- 9 9. Trò chơi chức năng:
- 10 10. Trò chơi tiếng anh nối chữ:
1. Trò chơi bàn tay diệu kì:
Yêu cầu: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp
Cách chơi: Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày – tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè- tất cả làm động tác như đang quạt.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Là bàn tay kì diệu – tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”
2. Trò chơi chim bay cò bay:
Cách chơi: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp học, quản trò đứng phía trên bục giảng.
Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật không bay được như “nhà bay” hay “bàn bay” mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt.
Để lôi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn, vịt lặn”…để xem kẽ với trò “Chim bay, cò bay”
3. Trò chơi bà Ba buồn bà Bảy:
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ …) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy Bà bảy bắn bà ba.
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua
Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói
4. Trò chơi xé giấy:
Số lượng: chia 2 đội (Nam – Nữ đều nhau)
Vật dụng: những miếng giấy giống nhau
Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng
5. Trò chơi gió thổi trái, phải, trước, sau:
Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.
Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.
Quản trò: (Hô) Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên trái, bên trái.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.
Quản trò: Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên phải, bên phải.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.
Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.
Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.
6. Trò chơi cây sen:
Luật chơi:
Khi người quản trò hô “Nụ sen” thì người chơi giơ tay lên và úp hai bàn tay lại với nhau tạo thành nụ sen. Khi người quản trò hô “Hoa sen” thì người chơi xoè hai lòng bàn tay ra tạo dáng cong như bông hoa sen. Khi người quản trò hô “Lá sen” thì người chơi xoè thẳng bàn tay ra tạo thành lá sen. Khi người quản trò hô “Trái sen” thì người nắm bàn tay lại tạo thành trái sen.
Sau khi phổ biến luật chơi thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi”
Cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của quản trò nhưng lưu ý trò chơi nhằm tập luyện sự phản xạ của học sinh nên người quản trò cần cho các em chơi làm quen từ dễ đến khó. Mức độ khó thì nên làm hành động ngược lại với lời nói.
Người quản trò cần tinh mắt để bắt những người sai động tác để tạo không khí hấp dẫn cho cuộc chơi.
7. Trờ chơi lời chào:
– Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
– Cách chơi:
+ Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
+ Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
– Luật chơi:
+ Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
+ Làm không rõ động tác là sai.
– Chú ý:
+ Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
+ Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.
8. Trò chơi đứng, ngồi, nằm, ngủ:
– Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
– Cách chơi:
+ Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
+ Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
+ Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
– Phạm luật: Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+ Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.
– Chú ý:
+ Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
+ Quản trò dùng những từ khác để “lừa” người chơi như tiến, lùi, khò… tạo không khí.
9. Trò chơi chức năng:
– Nội dung: Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận. Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:
+ Mắt: Nhìn
+ Tai: Nghe
+ Mũi: Ngửi
+ Miệng: Ăn
– Cách chơi:
+ Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.
+ Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.
Ví dụ: Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt…
– Phạm luật:
+ Chỉ sai với chức năng.
+ Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.
+ Không nhìn quản trò.
– Chú ý:
+ Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm… để tăng mức độ khó của trò chơi.
+ Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
10. Trò chơi tiếng anh nối chữ:
Trò chơi nối chữ tiếng Anh là trò chơi đơn giản nhất dành cho các em học sinh bậc tiểu học. Thông thường, trò chơi sẽ được áp dụng trong các giờ học ngoại ngữ. ‘
Luật chơi như sau: Quản trò sắp xếp học sinh đứng thành hàng. Bạn đầu tiên sẽ lên bảng viết một từ tiếng Anh bất kì, sau đó đến bạn tiếp theo viết từ mới, từ mới này có chữ cái đầu tiên trùng với chữ cái cuối cùng mà bạn trước viết.
Ví dụ: Bạn 1 viết từ School => Bạn thứ 2 viết từ Lazy => Bạn thứ 3 viết từ Yes => Bạn thứ tư viết từ Smart => Bạn thứ 5 viết từ Tall…
Cứ như vậy, bạn nào không viết tiếp được hoặc viết trùng từ với bạn nào trước đó sẽ bị loại. Bạn chiến thắng cuối cùng là bạn loại được tất cả các bạn trong lớp.
Trò chơi này không chỉ giúp giáo viên kiểm tra vốn từ vựng đã học của học sinh, mà còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ từ chính bạn học của mình.