Khi giao kết Hợp đồng lao động, rất nhiều chủ sử dụng lao động vẫn đưa vào hợp đồng các điều khoản mà pháp luật cấm.
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Quan hệ lao động phát sinh dựa trên cơ sở của
Những thỏa thuận bị cấm mà các Doanh nghiệp thường vi phạm bao gồm:
1. Thử việc không lương/Thử việc quá hai tháng
Theo điều 27 của “Bộ luật lao động 2019”, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng tối đa là hai tháng và chỉ thử việc 01 lần đối với một công việc. Cũng theo “
2. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
Việc các Doanh nghiệp giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động là vi phạm khoản 3 điều 183 của “Bộ luật lao động 2019”. Cùng với đó, hành vi yêu cầu người lao động đặt cọc tiền hoặc tài sản để giao kết
3. Yêu cầu làm thêm quá giờ
Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động và thời gian làm thêm giờ không vượt quá số giờ quy định tại điểm b, khoản 2 điều 106 “Bộ luật lao động 2019”.
>>> Luật sư
4. Không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động là một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Theo đó, nếu Doanh nghiệp nào không đóng đủ số người thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp thì bị phạt từ 12% – 15% số tiền đóng bảo hiểm và tối đa không quá 75 triệu. Trường hợp không đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thì bị phạt từ 18% – 20% và tối đa không quá 75 triệu. Ngoài ra, chủ sử dụng lao động còn bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng và tiền lãi của số tiền đó.
5. Nghỉ lễ vẫn hưởng lương
Theo điều 115 của “Bộ luật lao động 2019”, người lao động được nghỉ mà vẫn hưởng nguyên lương vào các ngày Tết Âm lịch, Tết Dương lịch, Ngày chiến thắng. Ngày Quốc tế lao động, Ngày Quốc khánh, Ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.