Nhà Lê sơ đã ghi tên mình vào lịch sử Việt Nam bằng chiến thắng oanh liệt của Lê Lợi trước quân Minh. Có thể nói răng, bộ máy nhà nước triều Lê Sơ đã đạt đến đỉnh cao và là bộ máy nhà nước hoàn chỉnh. Nhằm để bạn đọc thêm kiến thức, chúng tôi xin gửi đến bài viết Những thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện điều gì?
Mục lục bài viết
1. Những thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện điều gì?
A. Chế độ quan chủ tập quyền đạt đến đỉnh cao
B. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền
C. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu
D. Chế độ quân chủ lập hiến đạt đến đỉnh cao?
-> Đáp án đúng là đáp án C
2. Tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lê Sơ:
2.1. Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ:
Có thể nói bộ máy chính quyền nhà nước thời Lê Sơ đã đạt đến đỉnh cao và là bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, chi tiết nhất trong số các triều đại phong kiến Việt Nam. Cụ thể, có thể phân tích bộ máy nhà nước Lê Sơ trên các lĩnh vực chính trị (chính quyền), quân đội, luật pháp, văn hóa – giáo dục và kinh tế – xã hội.
Sau khi quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu là Đại Việt và bắt tay xây dựng lại đất nước. Chính quyền dưới thời Lê Sơ rất phát triển và hoàn thiện nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì. Đối với bộ máy chính quyền, đứng đầu triều đinh là vua, Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. giúp việc cho vua là các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần)
Dưới thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Thánh Tông, được chia lại làm 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã. 13 đạo thừa tuyên dưới thời Lê Sơ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bnag, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyê, Lạng Sơn, Quảng Nam và một phủ Trung Đô (Thăng Long)
2.2. Tổ chức quân đội dưới thời Lê Sơ:
Dưới thời Lê sơ, các chính sách, chế độ về quân đội đã dduojc phát triển và kiện toàn. Nhà nước năm độc quyền trong tổ chức lực lượng quân sự. Toàn bộ quân đội trên cả nước được đặt dưới sự thống nhất của triều đình mà đại diện là vua. Dưới thời Lê sơ, các vương hầu quý tộc không có uyền tổ chức quân đội như dưới thời Trần.
Đặc biệt, nhà Lê sơ luôn nêu cao quan điểm trăm họ đều là lính. Chính vì vậy, nhà Lê đã triển khai nhiều chính sách, chế độ binh lính. Đến thời Lê Thánh Tông, những quy định này trở thành thể chế: Nhà nào 3 đinh thì một người đồ bộ làm lính trnags, một người bổ hạng quân, một người bổ hạng dân. Nhà nào 4 đinh thì hai người bổ hạng quân, hai người bổ hạng dân. Nhà Lê sơ cũng đặc biệt chú ý đến các vấn đề biển viễn và vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số, có những chính sách thích hợp, kịp thời để khai thác sức mạnh của nhân dân trong công tác bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Quân đội nhà Lê sơ được tỏ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”: khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân; khi hòa bình thi thay phiên nhau làm ruộng. Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đinh và quân ở địa phương; bao gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
2.3. Tổ chức luật pháp dưới thời Lê sơ:
Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đã được chú ý xây dựng. Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới là Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức. Nội dung chính của luật là để bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc và quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt, bộ luật có nhiều điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Có thể nói đây là một bước tiến lớn trong tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam. Bộ luậ Hồng Đức đã có những tư tưởng, điều luật mới vô cùng tân tiến so với thời kỳ phong kiến và so với các triều đại trước.
3. Một số câu hỏi về thời kỳ Lê Sơ của nước ta:
Câu 1: Em hãy trình bày về tổ chức văn hóa – giáo dục dưới thời Lê Sơ:
Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội, làm nghề ca hát. Ở các đạo, phủ đều có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê Sơ (1428 – 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Bên cạnh đó, văn học phát triển mạnh mẽ trên cả địa hạt chữ Hán và chữ Nôm, với các tác phẩm nổi tiếng như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,.. Sử học, Địa lý, Y học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa cũng vô cùng phát triển và đạt được thành tựu rực rỡ.
Câu 2: Quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức:
- Năm 1483, vua Lê Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ, soạn định lại, xây dựng thành một bộ luật hoàn chỉnh. Đó là bộ “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là Luật Hồng Đức.
- Trong lao động, người phụ nữ được trả công ngang bằng với người thợ nam, không có sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà. Điều 23 của Bộ luật quy định tiền công nhật cho nô tỳ là 30 đồng. Việc trả công ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được đánh giá cao và vị trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội;
- Trong hôn nhân, người phụ nữ cũng có thể yêu cầu ly hôn. Điều 322 “Quốc triều hình luật” ghi nhận :”Nếu con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ”, nếu “con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị”. Không những thế, luật pháp còn bảo vệ người phụ nữ. Họ còn được phép đến nhà đương chức để xin ly hôn trong trường hợp chồng không chăm nom vợ trong 5 tháng (1 năm nếu vợ đã có con). Nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức ly hôn.
- Ngoài ra, việc phân chia và thừa kế tài sản cũng có sự khác biệt. Khi gia đình tòn tại, tất cả là tài sản chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người. Trong quyền thừa kế tài sản, nhà Lê không phân biệt con trai hay con gái. Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho con trai trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con (điều 388)
- Về việc áp dụng hình phạt “ngũ hình”, có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà: không áp dụng hình phạt trượng cho đàn bà và áp dụng riêng cho từng loại tội đồ cho đàn ông và đàn bà.
- Tóm lại luật Hồng Đứ có ý nghĩa rất lướn trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Bộ luật ấy có những quy tắc tiến bộ, công nhận cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến một số quyền lợi và phần nào bảo vệ họ đối với thái độ “trọng nam khinh nữ”.. Đó là điều tiến bộ trong các triều đại phong kiến Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: