Những thắc mắc về vấn đề nghĩa vụ dân sự riêng rẽ. Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ được quy định cụ thể tại "Bộ luật dân sự 2015".
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào! Nghe nói công ty Luật Dương Gia có hệ thống
Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ được hoàn thành khi nào?
Trong nghĩa vụ dân sự riêng rẽ các bên có thỏa thuận một trong các bên có nghĩa vụ có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho bên có quyền, sau đó bên có nghĩa vụ còn lại phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đối với người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hay không?
Nghĩa vụ riêng rẽ có thể trở thành nghĩa vụ liên đới được hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 297 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng rẽ như sau:
“Điều 297. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.”
Theo quy định trên thì nghĩa vụ riêng rẽ được hiểu là nghĩa vụ của nhiều chủ thể đối với người có quyền. Các phần nghĩa vụ của các chủ thể là độc lập nhau, mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình sau khi thực hiện xong quan hệ nghĩa vụ chấm dứt. Các chủ thể chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng chưa đủ phải tiếp tục thực hiện. Ngoài ra, việc hoàn thành nghĩa còn theo sự thỏa thuận của các bên.
>>> Luật sư
Điều 315 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về chuyển giao nghĩa vụ dân sự như sau:
“Điều 315. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự
1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”
Theo quy định trên thì bên có quyền chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ tuy nhiên cần có sự đồng ý của người có quyền và nghĩa vụ được chuyển giao không được gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật quy định không được chuyển giao nghĩa vụ. Như vậy, nếu một các bên trong nghĩa vụ dân sự riêng rẽ đã có thỏa thuận với các bên còn lại trong nghĩa vụ dân sự riêng rẽ và có sự đồng ý của người có quyền và việc chuyển giao nghĩa vụ này không thuộc điều cấm của pháp luật thì việc chuyển giao này là hợp pháp.
Vấn đề một bên có nghĩa vụ thỏa thuận với các bên có nghĩa vụ còn lại về việc thực hiện nghĩa vụ khác để thay thế là một thỏa thuận riêng của các bên. Do vậy, chỉ cần những nghĩa vụ này đạt được sự đồng ý của các bên và không trái pháp luật thì việc thỏa thuận này là hợp pháp.
Về cơ bản, nghĩa vụ dân sự riêng rẽ và nghĩa vụ dân sự liên đới khác nhau về bản chất. Tuy nhiên, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ có thể trở thành nghĩa vụ dân sự nếu có sự thỏa thuận giữa các bên.